Vì sao B-52H của Mỹ rời khỏi đảo Guam ?

Mỹ ưu tiên một hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và hiệu quả chiến đấu cao để triển khai trên đảo Guam.

Năm máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortresses của Hoa Kỳ đã rời khỏi đảo Guam Thái Bình Dương, kết thúc sự hiện diện liên tục 16 năm của máy bay ném bom này và chuyển đến căn cứ không quân Minot ở phía bắc Dakota. Các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là một biện pháp bảo vệ các máy bay trước các tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortresses của Hoa Kỳ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortresses của Hoa Kỳ.

Một số chuyên gia đã đặt câu hỏi rằng: Washington lo ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Bắc Kinh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay đây là một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh mới giành quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa hai cường quốc?

Nên nhớ rằng, quần đảo Hawaii là vị trí chiến lược của Hoa Kỳ, nơi có hai đảo nổi tiếng là Trân Châu Cảng, đảo Guam và cũng là nơi Mỹ đã triển khai căn cứ quân sự Apra Harbor của hải quân Hoa Kỳ và căn cứ không quân Andersen.

Vào thời điểm đó, không chỉ các máy bay ném bom B-52, mà cả máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-2 cũng hiện diện ở căn cứ Andersen. Các nhà chiến lược của Hoa Kỳ đã triển khai các máy bay này tại đảo Guam để gây áp lực lên Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Từ hòn đảo này, máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân thường xuyên bay tới Triều Tiên và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không ngồi yên chịu trận. Họ đã phát triển một loại tên lửa tầm trung DF-21 (Dongfeng-21). Ban đầu, chúng là những tên lửa chiến lược, nhưng các phiên bản sau đó được tạo ra với đầu đạn thông thường và đầu đạn phi hạt nhân, có thể được sử dụng để chống tàu và chống vệ tinh. Theo một số nguồn tin, hiện tại Trung Quốc có khoảng từ 130 đến 140 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có tên lửa DF-17 với đầu đạn siêu thanh có khả năng bay từ 3.000 đến 3.500 km và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 với tầm bắn từ 4.500 đến 5.000 km, tất cả chúng đều có khả năng tấn công tới đảo Guam.

Dự kiến vào cuối năm 2020, kho vũ khí của Trung Quốc sẽ có khoảng 200 tên lửa đạn đạo tầm trung và đặt đảo Guam và các căn cứ quân sự khác của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành một nơi không an toàn. Chính vì vậy, Bộ Tư lệnh Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã yêu cầu tài trợ thêm 20 tỷ USD để tiếp tục chống lại Bắc Kinh.

Đô đốc Phil Davidson tuyên bố rằng, nước Mỹ bắt đầu ở đảo Guam và đây là nơi mà chúng ta không chỉ phải chiến đấu hiện tại, mà còn phải chiến đấu với những mối đe dọa trong tương lai.

Vì vậy, ưu tiên của quân đội Hoa Kỳ là tạo ra một hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và hiệu quả chiến đấu cao để triển khai trên đảo Guam, tăng cường phòng thủ chống tàu, trang bị vũ khí có độ chính xác cao, cũng như thành lập một nhóm lực lượng có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự và thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo ổn định khu vực.

Hay nói cách khác, Hoa Kỳ không có ý định từ bỏ các vị trí chiến lược của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hiện tại họ chỉ đi đến một nơi an toàn và chắc chăn sẽ quay trở lại khu vực này.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/su-kien/vi-sao-b-52h-cua-my-roi-khoi-dao-guam--3400443/