Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón

Nhiều người cho rằng ăn nhiều rau sẽ chữa hết bệnh táo bón, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.

Ít tập thể dục: Những người thường xuyên tập thể dục thường không bị táo bón. Đại tràng về cơ bản sẽ có phản ứng khi cơ thể vận động, kích thích nhu động ruột hoạt động thường xuyên. Các cơ thành bụng và cơ hoành cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đại tiện. Nếu những cơ này yếu, chúng sẽ không hoàn thành thể hoàn thành tốt công việc của mình. Thông thường, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện táo bón thường hiệu quả hơn ở người già - những người có xu hướng ít vận động hơn người trẻ tuổi. Ảnh: Mentalfloss.

Dùng thuốc giảm đau nhóm opioids: Opioid thường được sử dụng để giảm đau do chấn thương, sau phẫu thuật hay trong điều trị bệnh mạn tính như ung thư nhưng lại có tác dụng phụ là gây táo bón. Các loại thuốc khác như các nhóm kháng kháng axit có chứa nhôm, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, muối bismuth, chất bổ sung sắt, thuốc lợi tiểu… đều có tác dụng phụ là gây táo bón. Ảnh: Health.harvard.edu.

Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là tình trạng rối loạn chức năng ruột, không gây viêm loét tại ruột và không kèm theo các rối loạn về cấu trúc cũng như sinh hóa. Những người mắc chứng IBS thường bị rối loạn nhu động ruột, căng thẳng khi đi ngoài và khó chịu ở bụng. Đây đều là các nguyên nhân dẫn tới táo bón. Ảnh: Freepik.

Thay đổi trong cuộc sống hoặc thói quen: Đi du lịch có thể phá vỡ chế độ ăn uống bình thường và thói quen hàng ngày. Lão hóa làm giảm hoạt động của ruột và lực căng của cơ. Mang thai có thể khiến phụ nữ bị táo bón do thay đổi nội tiết hoặc do tử cung mở rộng. Lão hóa thường ảnh hưởng đến sự đều đặn bằng cách giảm hoạt động của ruột và trương lực cơ. Mang thai có thể khiến phụ nữ bị táo bón do thay đổi nội tiết tố và do sự chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột. Ảnh: Getty Images.

Không đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu: Nếu bạn “buồn”, hãy đi ngay. Nếu nhịn nhiều lần sẽ làm giảm phản xạ muốn đi ngoài, qua đó tích trữ phân gây táo bón. Ảnh: Cleveland Clinic.

Không ăn đủ chất xơ và nạp đủ chất lỏng trong chế độ ăn uống: Một chế độ ăn quá ít chất xơ và chất lỏng hay quá nhiều chất béo có thể dẫn tới táo bón. Chất xơ hấp thụ nước, làm cho phân lớn hơn, mềm hơn và dễ bị đẩy ra ngoài hơn. Tăng lượng chất xơ giúp chữa táo bón. Tuy nhiên, với những người bị táo bón nặng, việc tăng chất xơ trong chế độ ăn uống làm cho tình trạng táo bón của họ trở nên tồi tệ hơn, dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó chịu. Ảnh: 123rf.

Các nguyên nhân khác: Rối loạn thần kinh, chấn thương cột sống, đột quỵ hoặc bệnh đa xơ cứng; rối loạn chuyển hóa và nội tiết hoặc các bệnh mạn tính như ung thư ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, một số bệnh hệ thống như xơ cứng bì hay chứng béo phì cũng là tác nhân tiềm tàng. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn đường ruột do mô sẹo từ phẫu thuật hoặc do hẹp đại tràng hoặc trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón. Ảnh: Sky News.

 Những điều này cho thấy chế độ ăn không phải là nguyên nhân duy nhất gây táo bón. Do đó, để điều trị táo bón, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tập thói quen đi ngoài đúng giờ, không nhịn khi muốn đi… Điều quan trọng nhất là phải bổ sung lợi khuẩn từ các men vi sinh, như sản phẩm Bifina Nhật Bản có chứa Bifido - lợi khuẩn quan trọng nhất của đại tràng. Lợi khuẩn ở ruột già (đại tràng) làm nhiệm vụ lên men làm thối rữa các chất cặn bã tạo thành khuôn phân tống ra ngoài, đồng thời lợi khuẩn làm cho bề mặt phân mượt, mịn dễ đẩy ra ngoài. Ảnh: Capovelo.

Những điều này cho thấy chế độ ăn không phải là nguyên nhân duy nhất gây táo bón. Do đó, để điều trị táo bón, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tập thói quen đi ngoài đúng giờ, không nhịn khi muốn đi… Điều quan trọng nhất là phải bổ sung lợi khuẩn từ các men vi sinh, như sản phẩm Bifina Nhật Bản có chứa Bifido - lợi khuẩn quan trọng nhất của đại tràng. Lợi khuẩn ở ruột già (đại tràng) làm nhiệm vụ lên men làm thối rữa các chất cặn bã tạo thành khuôn phân tống ra ngoài, đồng thời lợi khuẩn làm cho bề mặt phân mượt, mịn dễ đẩy ra ngoài. Ảnh: Capovelo.

Mai Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/vi-sao-an-nhieu-rau-van-bi-tao-bon-post1098444.html