Vì sao Ấn Độ trang bị súng AK-203 cho lực lượng chiến đấu cao nguyên?

Tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ mới đưa tin, Ấn Độ và Nga đã đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán được tổ chức tại Moscow, về sản xuất súng trường tiến công AK-203 ở Ấn Độ ngay trong năm nay.

Trên thực tế, việc giới thiệu súng trường tiến công AK-203 ở Ấn Độ chỉ mới bắt đầu vào năm 2019. Tuy nhiên, chỉ mất một năm từ khi xây dựng nhà máy đến khi bắt đầu sản xuất. Có thể thấy Quân đội Ấn Độ có yêu cầu rất cấp bách về súng trường tiến công mới.

Trên thực tế, việc giới thiệu súng trường tiến công AK-203 ở Ấn Độ chỉ mới bắt đầu vào năm 2019. Tuy nhiên, chỉ mất một năm từ khi xây dựng nhà máy đến khi bắt đầu sản xuất. Có thể thấy Quân đội Ấn Độ có yêu cầu rất cấp bách về súng trường tiến công mới.

AK-203 là súng trường thương mại, do Nga phát triển, chỉ giành cho xuất khẩu; có nghĩa là quân đội Nga không được trang bị loại súng này (quân đội Nga trang bị chủ yếu là AK12 và AK15). Quân đội Ấn Độ sẽ trang bị hai mẫu súng trường tiến công là AK-203 và INSAS do Ấn Độ phát triển.

Súng trường tiến công INSAS là loại súng sử dụng cỡ nòng nhỏ thế hệ mới, được sản xuất tại Ấn Độ; súng sử dụng cỡ nòng 5,56 mm theo tiêu chuẩn NATO. Tuy nhiên, súng có vấn đề nghiêm trọng từ khi bắt đầu thiết kế, đặc biệt là sử dụng ở các khu vực có độ cao lớn, nòng súng sẽ nở rộng và biến dạng.

Tuy nhiên, điều khiến Ấn Độ không thể chấp nhận được đó là, mặc dù tốc độ ban đầu cao của đạn súng trường 5,56 mm, hiệu suất sát thương ở tầm trung là tốt. Tuy nhiên, do trọng lượng nhẹ của đầu đạn và không đủ năng lượng dự trữ, nên nó hoạt động kém trong môi trường cao nguyên có không khí loãng.

Lực lượng chiến đấu chuyên biệt ở vùng cao nguyên của Ấn Độ cho rằng, thà sử dụng những mẫu AK47 cũ, còn hơn sử dụng súng INSAS mới; như vậy thấy rằng mẫu súng trường tiến công INSAS còn nhiều khiếm khuyết.

Súng trường tiến công AK-203 là mẫu xuất khẩu mới nhất của gia đình AK hiện tại, bao gồm các cỡ nòng: 5,45 mm; 5,56 mm và 7,62 mm. Phiên bản AK-203 mà Ấn Độ đặt mua có cỡ nòng 7,62 mm.

Súng AK-203 đã được cải tiến rất nhiều so với súng trường AK47 truyền thống; đầu tiên là súng sử dụng khóa nòng kiểu AR, làm cho độ giật của viên đạn theo trục dọc chạm vào vai, do vậy độ giật của súng ít hơn, giúp nâng cao mức chính xác so với AK47; cải tiến nữa là loa giảm giật kiểu mới, giúp súng không bị nảy lên sau mỗi phát bắn.

Ưu điểm lớn nhất của AK-203 là cấu hình ray Picatinny, được bố trí dọc theo thân súng, cả ở ốp lót che tay trên và nắp hộp khóa nòng. Với số ray Picatinny nhiều, xạ thủ có thể bố trí các loại kính ngắm quang học, đèn chỉ thị mục tiêu hoặc các phụ kiện khác.

AK-203 vẫn giữ bộ phận ngắm truyền thống gồm đầu ngắm (đầu ruồi) và thước ngắm hở, có chia khoảng cách cự ly trên thước, giống như các mẫu súng trường tiến công truyền thống của Liên Xô/Nga.

Sẽ không quá lời khi nói rằng AK-203 đã trở thành khẩu súng trường tiến công tiên tiến nhất mà Quân đội Ấn Độ được trang bị, trừ súng trường tiến công Tavol của Israel.

Do sử dụng đạn 7,62×39, mặc dù sơ tốc ban đầu của nó không tốt bằng đạn 5,56mm của NATO, do đầu đạn của nó nặng hơn; nhưng đầu đạn 7,62×39 có khả năng lưu trữ năng lượng tốt và không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên trên cao nguyên hoặc hẻm núi; do vậy súng rất thích hợp cho chiến đấu trên địa hình cao nguyên.

Ngoài ra, AK-203 vẫn giữ được độ tin cậy cao của gia đình AK, nhất là độ tin cậy trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt (Theo CRPF tỷ lệ hỏng hóc của hẩu AK-203 là 0,02% trong khi đó khẩu INSAS lên tới 3%); đặc tính này súng trường tiến công INSAS do Ấn Độ phát triển kém xa.

Hiện nay Ấn Độ đã khánh thành một dây chuyền sản xuất và trước mắt, hai bên hợp tác sản xuất 700.000 khẩu súng trường AK-203; do Quân đội Ấn Độ ngày càng thất vọng với khẩu INSAS của họ, và không loại trừ Quân đội Ấn Độ sẽ thay thế bằng khẩu AK-203 trên quy mô lớn, dưới hình thức sản xuất được ủy quyền trong tương lai. Ngoài ra, Ấn Độ cũng hy vọng sẽ được xuất khẩu súng để giảm chi phí.

Tuy nhiên, ngay cả khi Ấn Độ được trang bị súng trường AK-203, rất khó để khắc phục được những nhược điểm của vũ khí hạng nhẹ, khi mà chiến đấu trên cao nguyên là vấn đề mà tất cả các nước phải đối mặt, nhất là bầu không khí loãng, thiếu ô-xy.

Video Việt Nam sẽ tự sản xuất AK-15 vì lý do này?

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-an-do-trang-bi-sung-ak-203-cho-luc-luong-chien-dau-cao-nguyen-1403046.html