Vi-rút Corona đang suy yếu, có thể tự biến mất?

Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm ở Italia tin rằng vi-rút Corona đã trở nên ít nguy hiểm hơn và có thể tự biến mất mà không cần vắc-xin. Lý do là nó đã bị đột biến để thích ứng với các biện pháp giãn cách xã hội.

Tiến sĩ Matteo Bassetti, Trưởng Khoa khám bệnh truyền nhiễm, bệnh viện San Martino (Italia), cho biết vi-rút Corona dường như đã trở nên ít hung dữ, có thể là do đột biến gen, Báo Điện tín Chủ nhật đưa tin. “Ấn tượng lâm sàng của tôi là vi-rút đang có sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng”, ông Bass Bassetti nói.

“Vào tháng Ba và đầu tháng Tư, các mẫu xét nghiệm hoàn toàn khác nhau. Mọi người đến khoa cấp cứu với tình trạng bệnh rất khó kiểm soát, họ cần oxy và thở máy, một số bệnh viêm phổi tiến triển”. Nhưng ông cho biết trong tháng vừa rồi, “hình ảnh các mẫu xét nghiệm vi-rút đã thay đổi hoàn toàn”.

“Vào tháng 3 và tháng 4, vi-rút Corona giống như một con hổ hung dữ, nhưng bây giờ nó chỉ giống như một con mèo hoang. Ngay cả những bệnh nhân lớn tuổi, ở độ tuổi 80 hoặc 90, vẫn có thể ngồi trên giường và tự thở chứ không cần sự trợ giúp của máy thở. Thời gian trước, những bệnh nhân với tình trạng tương tự chỉ sau hai hoặc ba ngày là đã tử vong”.

Tiến sĩ Matteo Bassetti, Trưởng Khoa khám bệnh truyền nhiễm, bệnh viện San Martino (Italia), cho biết vi-rút Corona dường như đã trở nên ít hung dữ, có thể là do đột biến gen Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Matteo Bassetti, Trưởng Khoa khám bệnh truyền nhiễm, bệnh viện San Martino (Italia), cho biết vi-rút Corona dường như đã trở nên ít hung dữ, có thể là do đột biến gen Ảnh minh họa.

Ông cho biết một trong những lý do khiến vi-rút Corona trở nên yếu hơn có thể là do nó đã bị đột biến để thích ứng với các biện pháp giãn cách xã hội.

“Tôi nghĩ, vi-rút Corona đã bị đột biến do hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với vi-rút và hiện tại chúng ta có tải lượng vi-rút thấp hơn do cách ly xã hội, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội”, ông nói. “Chúng tôi còn phải chứng minh tại sao bây giờ nó lại khác”. Rất có thể, vi-rút Corona sẽ bị diệt trừ trước khi các nhà nghiên cứu tìm ra vắc-xin, ông nói.

Ngày càng ít người trong số chúng ta bị mắc bệnh và sự lây nhiễm có thể kết thúc với việc vi-rút Corona sẽ chết dần, Bassetti nói.

Nhưng một chuyên gia khác lại tỏ ra ít lạc quan hơn về triển vọng vi-rút Corona sớm biến mất khi đưa ra quan điểm sớm, cho rằng điều đó có thể mất nhiều năm, bài báo viết.

“Tôi không mong đợi vi-rút Corona sẽ biến mất nhanh như vậy”, Tiến sĩ Bharat Pankhania, giáo sư tại Đại học Y khoa Exeter thuộc Đại học Vương quốc Anh, nói. “Đúng là vi-rút Corona sẽ chết nếu không có ai lây nhiễm. Hoặc nếu chúng ta chế tạo thành công một loại vắc-xin thì chúng ta sẽ có thể làm những gì như chúng ta đã làm với bệnh đậu mùa. Nhưng bởi vì vi-rút này rất dễ lây và lan rộng, nó sẽ chẳng biến đi đâu trong một thời gian rất dài nữa”.

Các kháng thể COVID-19 có thể yếu dần sau ít nhất 2 tháng

Khi thế giới vật lộn với đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn, một nghiên cứu mới cho thấy các kháng thể - protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ chống tái lây nhiễm - có thể yếu dần ít nhất là hai tháng sau khi bị lây nhiễm ở một số người đã phục hồi.

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc và được công bố trên tạp chí Y học Tự nhiên.

Cụ thể, các tác giả của nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ở những người mắc COVID-19 không có các biểu hiện về triệu chứng có thể thấy kháng thể của họ yếu đi nhanh hơn so với những người có xét nghiệm dương tính với vi-rút và xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

Nghiên cứu, tuy mới ở phạm vi nhỏ và có những hạn chế, nhưng cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về một chủ đề vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà khoa học nghiên cứu vi-rút Corona chủng mới SARS-CoV-2. Hầu hết những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 đều phát triển kháng thể, nhưng mức độ và thời gian có thể bảo vệ vẫn chưa được biết.

Mời độc giả theo dõi video "Tại sao bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại?". Nguồn: VTC Now.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Trùng Khánh ở Trung Quốc đã so sánh các phản ứng miễn dịch của 37 người được chẩn đoán mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng với 37 bệnh nhân có triệu chứng ở quận Vạn Châu của Trung Quốc. 40% trong số họ có kết quả âm tính đối với các kháng thể sớm trong quá trình phục hồi, so với chỉ 13% những người có các triệu chứng rõ ràng.

Ở các bệnh nhân không có triệu chứng cũng cho thấy mức cytokine, tức các protein nhỏ được các tế bào khác nhau trong cơ thể tạo ra để phản ứng với nhiễm trùng, thấp hơn. Những protein này, khi không được kiểm soát, có thể gây ra tình trạng viêm quá mức.

Dữ liệu cho thấy, những người mắc bệnh không rõ triệu chứng có phản ứng miễn dịch với vi-rút yếu hơn, lặp lại mối lo ngại của Giám đốc NIAID Anthony Fauci về việc kháng thể bảo vệ có nhiều dạng khác nhau.

"Đó không phải là phản ứng kháng thể mạnh đồng đều, đó có thể là lý do tại sao, khi nhìn lại lịch sử các loại vi-rút Corona gây ra chứng cảm lạnh thông thường, các báo cáo trong tài liệu cho thấy độ bền vững của khả năng miễn dịch có phạm vi từ 3 đến 6 tháng hoặc hơn chút nhưng luôn luôn dưới một năm”, ông Fauci nói trong một cuộc phỏng vấn với Tổng biên tập JAMA Howard Bauchner.

Nghiên cứu để lại nhiều câu hỏi cũng như câu trả lời. Ví dụ, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác mức độ kháng thể suy giảm này có nghĩa là gì, và mức thấp hơn không nhất thiết có nghĩa là những người đã hồi phục từ COVID-19 sẽ dễ bị tái nhiễm trong vòng vài tháng.

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu cho biết kết quả của họ cho thấy cần thận trọng đối với "hộ chiếu miễn dịch", tức suy nghĩ cho rằng những người đã khỏi bệnh nên được cấp một số “giấy” đặc biệt, cho phép họ đi du lịch hoặc trở lại làm việc, vì về mặt lý thuyết họ hoàn toàn không bị tái nhiễm.

Các nghiên cứu trước đây về SARS và MERS, hai loại vi-rút Corona liên quan từng dẫn đến sự bùng phát trước đó ở người, đã phát hiện ra rằng các kháng thể tồn tại ít nhất một năm. So sánh, nghiên cứu này cho thấy rằng mức độ kháng thể đối với vi-rút Corona mới, SARS-CoV-2, có thể suy giảm nhanh hơn nhiều.

Tiến sĩ Beth Kirkpatrick, Trưởng Khoa Vi sinh và Phân tử Di truyền học tại Đại học Vermont cho biết: "Quan điểm cho rằng các kháng thể có khả năng là một thành phần của hệ miễn dịch bảo vệ khỏi COVID-19 là rất quan trọng để xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn”.

Theo TS Kirkpatrick, kháng thể không phải là phản ứng miễn dịch duy nhất mà cơ thể có thể tạo ra. Mặc dù các thành phần miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19 vẫn còn chưa rõ nhưng trong một số bệnh nhiễm trùng, con người vẫn có thể được bảo vệ ngay cả khi lượng kháng thể thấp đến mức không thể phát hiện được. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch bao gồm các tế bào sản xuất kháng thể hoặc các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch như tế bào T, vẫn giữ được bộ nhớ phản ứng, có thể được tăng cường nhanh chóng.

Thảo Nguyên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/vi-rut-corona-dang-suy-yeu-co-the-tu-bien-mat-1403574.html