Vị hoàng hậu lật đổ ngai vàng của chồng vì không vì không chấp nhận cuộc hôn nhân bất hạnh

Trong nhiều thế kỷ, không phải cứ được gả vào Hoàng gia đã là hạnh phúc. Nhiều vị hoàng hậu đã tự mình chiến đấu, lật đổ chồng để nắm lấy quyền làm chủ số phận.

Hoàng hậu nước Nga Catharine Đại đảo chính, lật đổ chồng

Trong lần đầu gặp gỡ chồng mình khi còn trẻ, Hoàng hậu Catharine từng cho rằng mình sẽ có một cuộc hôn nhân viên mãn với vua Peter III của Nga. Tuy nhiên, mọi chuyện đã dần thay đổi sau đó. Vua Peter III được miêu tả là một người nghiện rượu và có vấn đề về tâm lý.

Vua Peter III bị ám ảnh đặc biệt với nước Phổ, quân đội và các trận chiến. Điều này khiến ông dành hàng giờ đồng hồ chỉ để chơi với mô hình lính đồ chơi. Bên cạnh đó, ông còn là người ưa bạo lực, thích khoe mẽ. Ông thường xuyên phớt lờ vợ mình là Hoàng hậu Catharine, thậm chí có thời gian khủng bố tinh thần bà.

Hoàng hậu Catharine Đại đế của Nga. Ảnh: History

Hoàng hậu Catharine Đại đế của Nga. Ảnh: History

Thiếu năng lực lãnh đạo, cộng thêm tính cách bạo lực, ngang ngược đã khiến vua Peter III không được lòng phần lớn thành viên trong chính quyền. Hoàng hậu Catharine đã nhân cơ hội ấy, phối hợp với Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông và Đội cận vệ Hoàng gia tiến hành cuộc đảo chính, lật đổ chồng mình. Vua Peter III bị giết chết ngay sau đó.

Hoàng hậu Catharine đã lên năm quyền cai trị nước Nga từ năm 1761, mở ra một triều đại lừng lẫy. Trong thời gian trị vì, Hoàng hậu Catharine đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: mở rộng lãnh thổ Nga, cải tiến tư pháp, cải cách hành chính, tham gia nghiên cứu vaccine phòng một số loại bệnh, xây dựng bảo tàng nghệ thuật và phát triển hệ thống giáo dục, thành lập trường học đầu tiên cho phụ nữ ở Nga. Những gì Hoàng hậu Catharine làm được đã giúp bà xứng với danh xưng Đại đế của mình.

Hoàng hậu Anh Isabelle

Hoàng hậu Isabelle vốn là con gái Vua Phillip IV của Pháp. Năm 12 tuổi, bà được gả cho vị vua nước Anh là Edward II. Tuy nhiên, Vua Edward II khi ấy không hề quan tâm tới hoàng hậu mà dành thời gian ở bên tình nhân là một quý tộc Anh kiêu ngạo và xấu tính Piers Gaveston.

Tuy nhiên, năm 1321, bà Gaveston bị kẻ thù chính trị ám sát. Sau sự kiện trên, Vua Edward II và vợ đã trở nên hòa thuận hơn. Họ đã có với nhau vài người con và duy trì mối quan hệ tốt.

Nhưng chỉ ít lâu sau đó, Vua Edward II tìm được tình nhân mới là Hugh Despenser, một người nổi tiếng bạo lực, đã nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát đất nước dẫn đến Trận Despenser - bắt đầu một thời kì hỗn loạn nội bộ nước Anh.

Hoàng hậu Isabelle của Anh. Ảnh: ThoughtCo

Hoàng hậu Isabelle khi ấy không thể chịu đựng được sự dung túng của chồng mình đối với Despenser nên đã xin quay trở lại Pháp thực hiện nhiệm vụ ngoại giao. Tại đây, bà gặp gỡ và bắt đầu mối tình với kẻ thù của chồng mình là Roger Mortimer. Cả hai đã bàn bạc và đồng thuận quyết định phế chuất ngai vàng của Vua Edward II.

Họ đã gây dựng quân đội và quay về Anh đảo chính vào năm 1326. Ngày 24/1/1327, Vua Edward II đã thoái vị và bị sát hại sau đó. Ngôi vua được truyền cho con trai nhỏ của Hoàng hậu Isabelle, Edward III. Bà cùng tình nhân cai trị với tư cách nhiếp chánh, có toàn quyền xử lý vấn đề chính trị.

Đáng tiếc, Mortimer hóa ra cũng là một kẻ bạo lực như Gaveston và Despenser nên Vua Edward III đã chuất quyền của hắn. Mortimer sau đó đã bị xử tử còn Hoàng hậu Isabelle phải đi lưu đày một thời gian. Khi trở lại Hoàng gia sinh sống, bà tập trung vào vấn đề tôn giáo và làm từ thiện tới cuối đời. Sau khi qua đời, Hoàng hậu Isabelle được chôn cất cùng trái tim người chồng quá cố, vua Edward II, theo di nguyện.

Minh Hạnh (Theo History)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/giai-tri/vi-hoang-hau-lat-do-ngai-vang-cua-chong-vi-khong-vi-khong-chap-nhan-cuoc-hon-nhan-bat-hanh-a335946.html