Vết xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn, giống như người phụ nữ này!

Bệnh viện Sài Gòn – ITO cho biết, vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, cả bàn tay bị nhiễm trùng do một vết xước nhỏ trong lúc nấu ăn.

Nguy kịch vì một vết thương nhỏ khi nấu ăn

Theo báo Dân Trí, sáng 13/5, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình Bệnh viện Sài Gòn -ITO cho biết, bệnh nhân đến khám trong tình trạng ngón tau sưng tấy đỏ, lan rộng lên bàn tay và cổ tay, hoại tử da cùng áp xe vùng vết thương.

Bàn tay nữ bệnh nhân nhiễm trùng nặng do chủ quan với vết xước. Ảnh báo Dân trí

Bàn tay nữ bệnh nhân nhiễm trùng nặng do chủ quan với vết xước. Ảnh báo Dân trí

Kết quả xét nghiệm làm kháng sinh đồ đã xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng là Streptoccocus Aureus - một loại vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh hiện nay.

Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và điều trị. Do điều trị đúng cách và tích cực từ sớm nên vết thương đã ổn, bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng máu lan rộng nguy hiểm tính mạng.

Được biết, trong lúc làm bếp, nữ bệnh nhân này sơ ý bị dao cắt xước nhẹ ngón tay. Chủ quan cho rằng đây là vết xước nhỏ không đáng lo ngại, nên đã không xử lý ngay. Vì vậy, hôm sau vết thương đã bị nhiễm trùng nhanh, sau đó lan ra bàn tay và cổ tay, rất nguy hiểm.

Bác sĩ khuyến cáo, em khi có vết thương xây xát dù nhẹ cần tạm ngưng công việc, rửa kỹ vết thương ngay dưới vòi nước sạch với xà bông rửa tay, săn sóc vết thương bằng các thuốc sát trùng (như Oxygia, povidin)... rồi mới tiếp tục công việc bếp núc. Sau đó nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chăm sóc vết thương và cho toa thuốc kháng sinh thích hợp đúng liều lượng, tránh tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc dùng kháng sinh tùy tiện.

Trên thế giới đã có trường hợp tử vong vì một vết xước nhỏ

Trước đó, Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) thông tin, trong một lần làm vườn, chị Lucinda Smith, 43 tuổi vô tình bị xước trên tay. Cứ tưởng đó là vết thương bình thường nên chị không quan tâm đến vết thương nhỏ đó. Nhưng vài ngày sau, chị cảm thấy bị đau ở vai nên quyết định đi khám bác sĩ.

Do chủ quan với một vết xước nhỏ trên tay, chị Smith đã tử vong (Smith ở giữa)

Chị được chẩn đoán bị chèn dây thần kinh và được kê thuốc giảm đau, yêu cầu thư giãn đồng thời nên trị liệu vật lý nhưng 3 ngày sau đó, tình trạng bệnh tình trở nên nặng hơn. Các ngón tay và cánh tay tấy đỏ, chị bị nôn mửa và bị đau nhiều hơn nên chị quyết định tiếp tục đi khám bác sĩ lần nữa và làm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy chị bị nhiễm trùng máu.

Ngay sau đó, chị nhập viện và được điều trị tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Thế nhưng, chỉ sau 1 đêm, sức khỏe của Smith yếu hơn, phải chuyển sang khoa chăm sóc đặc biệt, thở bằng máy và tiêm kháng sinh liều cực nặng.

Đến ngày hôm sau, chị bắt đầu bị suy tạng và đến buổi tối ngày hôm đó, chị bị suy tim, suy thận, suy hô hấp rồi qua đời. Bác sĩ kết luận chị Smith đã chết vì sốc độc tố gây ra bởi nhiễm trùng máu.

Theo thống kê, ở Anh mỗi năm có khoảng 150.000 ca, trong đó 44.000 trường hợp tử vong, nhiều hơn số ca chết do ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. Còn ở Mỹ, hàng năm cũng tiếp nhận khoảng 1 triệu người mắc bệnh nhiễm trùng máu và 258.000 người tử vong, nhiều hơn cả số người chết vì ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và AIDS cộng lại.

Hoàng Yến (t/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/vet-xuoc-nho-cung-co-the-giet-chet-ban-giong-nhu-nguoi-phu-nu-nay-d143581.html