Vén màn bí mật: 'Gấu bay' của Nga ra đời cách đây 70 năm vẫn khiến Mỹ khiếp sợ

'Gấu bay' của Nga luôn khiến Mỹ phải ngả mũ. Sau 70 năm kể từ ngày ra đời, Mỹ vẫn phải thừa nhận 'Gấu bay' là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm hàng đầu.

Tạp chí các vấn đề quốc tế The National Interest của Mỹ nhận định, "Gấu bay" là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm hàng đầu của Nga. Bí mật nằm ở những con số:

“Bản sao” của Boeing B-29 Superfortress

Chiếc Tu đầu tiên được Liên Xô chế tạo. Thời điểm ấy, nó được đánh giá là “bản sao” của chiếc Boeing B-29 Superfortress. Trong Thế chiến II, Liên Xô có được chiếc Boeing B-29 Superfortress sau khi nó bị rơi trên lãnh thổ nước này.

Các kỹ sư của Liên Xô đã mổ xẻ chiếc B-29 để tạo ra chiếc Tu-80 đầu tiên, sau đó là Tu-85. Đương nhiên, tất cả những mẫu máy bay này không thể so sánh với Tupolev Tu-95.

Tu-95 là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới.

Tu-95 là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới.

Chuyến bay đầu tiên

Chuyến bay đầu tiên của Tupolev Tu-95 được thực hiện vào ngày 12/11/1952. Loại máy bay này được thiết kế có thân dài và hình ống. Mỗi cánh có 2 động cơ phản lực cánh quạt.

Buồng lái được chế tạo để phi công có thể nhìn thấy cả 4 động cơ khi ngồi. Phần mũi của Tupolev Tu-95 được lắp kính để hỗ trợ phi công trong việc ném bom. Động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov 2TV-2F có lực nâng lên đến 20000 lbs.

NATO ngưỡng mộ

Tupolev Tu-95 được sản xuất hàng loạt năm 1952 và tiếp tục cho đến năm 1994. Có 500 chiếc Tupolev Tu-95 được sản xuất trong khoảng thời gian này. Dù từng bị gọi là “bản sao” nhưng dòng máy bay Tu của Nga đã chứng minh được khả năng vượt trội của chúng. Từ chỗ đánh giá thấp, NATO đã phải thừa nhận sức mạnh của Tupolev Tu-95. Nó được đặt biệt danh là "Gấu bay".

Tốc độ

Với một chiếc Tupolev Tu-95 tiêu chuẩn, nó sẽ được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-P 12M. Những động cơ này cho phép cánh quạt quay ngược chiều tạo ra một lực lên tới 15000 HP, giúp Tu-95 đạt vận tốc tối đa lên 800km/h. Tầm hoạt động của Tu-95MS khoảng 12.000km, nhưng nếu được tiếp nhiên liệu trên không, tầm hoạt động của nó là không giới hạn.

Vũ khí

Tupolev Tu-95 được trang bị 1 hoặc 2 khẩu 23 mm AM-23 ở phần đuôi. Tu-95MS có thể mang được 16 tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân. Nó cũng có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh.

Được sản xuất từ thời Liên Xô nhưng đến nay Mỹ vẫn phải nghiêng mình trước dòng máy bay Tu.

Phiên bản nâng cấp Tu-142

Thiết kế của Tupolev Tu-95 cho phép các kỹ sư hàng không Nga nâng cấp một biến thể mới hiện đang được phục vụ trong Hải quân Nga với tên gọi Tu-142.

Tu-142 hiện đang phục vụ trong Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và có thời điểm chúng có trong lực lượng không quân Ukraine.

Nó được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-12MP.

Được sử dụng cho đến năm 2040

Hiện tại, Tupolev Tu-95 vẫn đang phục vụ trong Không quân Nga. Tu-95 ra đời năm 1952 và được đưa vào phục vụ năm 1956. Theo kế hoạch, Tu-95 vẫn sẽ phục vụ tốt trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cho đến năm 2040.

Ukraine phải trả lại Tu-95 để gạt nợ

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, một số lượng lớn Tupolev Tu-95 rơi vào tay Ukraine. Tuy nhiên, tất cả những chiếc Tupolev Tu-95 này phải trả lại Nga để đổi khoản nợ phát sinh từ việc vận chuyển khí đốt cho Ukraine từ Nga.

Hiện tại, Không quân Nga đang sử dụng gần 50 chiếc Tupolev Tu-95. Về phần Ukraine, nước này không còn bất kỳ chiếc Tupolev Tu-95 nào.

HÒA AN (Theo CR)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/gau-bay-cua-nga-ra-doi-cach-day-70-nam-van-khien-my-khiep-so-a509111.html