Vén bức màn bí mật kinh hoàng bên trong những phòng khám 'chữa bệnh đồng tính' ở Ecuador

Mặc dù Ecuador đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới từ năm 1997. Song, trên thực tế, tại đây vẫn ngang nhiên tồn tại khoảng 200 phòng khám 'chữa bệnh cho người đồng tính' bằng những phương pháp man rợ, khiến không ít người bàng hoàng, sợ hãi về sự đối xử tàn tệ giữa con người với con người.

Giữa tháng 5/2019, khi Đài Loan chính thức trở thành nơi đầu tiên tại Châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, không chỉ cộng đồng LGBT mà ngay cả những nhà chức trách lãnh đạo hay người dân đang sống trên đất nước này và nhiều nước khác trên thế giới cũng bày tỏ sự vui mừng tột đỉnh không thể kìm nén.

Hàng chục ngàn người đã tại Đài Loan đã diễu hành vào ngày luật hôn nhân đồng giới chính thức được thông qua dù mưa như trút nước. Họ muốn bày tỏ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới khiến Đài Loan ngày hôm ấy được bao phủ trọn gam màu biểu tượng của giới LGBT. (Ảnh: Ảnh: Reuters.)

Hàng chục ngàn người đã tại Đài Loan đã diễu hành vào ngày luật hôn nhân đồng giới chính thức được thông qua dù mưa như trút nước. Họ muốn bày tỏ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới khiến Đài Loan ngày hôm ấy được bao phủ trọn gam màu biểu tượng của giới LGBT. (Ảnh: Ảnh: Reuters.)

Hay những cặp đôi đồng tính đầu tiên kết hôn được tổ chức lễ cưới trong một buổi lễ long trọng, vui tươi dưới sự chứng kiến của đông đảo người thân, bạn bè và giới truyền thông như thế này. (Ảnh: Reuters.)

Những bức ảnh chân thực được nhiếp ảnh gia đồng tính nữ Paola Peredes (33 tuổi) chụp tại một trại cải tạo dành cho người đồng tính ở Ecuador đã thực sự khiến giới truyền thông sững sờ và nhiều người giật mình thảng thốt, hoảng sợ bởi cảnh tượng tàn nhẫn diễn ra hàng ngày bên trong trung tâm 'chữa bệnh đồng tính' tại Ecuador. Bộ ảnh mang tên 'Until You Change' (tạm dịch là 'Cho đến khi bạn thay đổi').

Tác phẩm của nhiếp ảnh gia được đánh giá là đã lột trần một cách gần như chính xác tuyệt đối thảm cảnh của những người đồng giới sống tại đất nước này.

Theo nhiếp ảnh gia Paola Peredes, tại các cơ sở này, mức phí mà các gia đình phải trả để 'chữa trị bệnh đồng tính' là khoảng từ 10 triệu đến 16 triệu. Và cũng tại nơi này, với số tiền ấy, các 'bệnh nhân' phải đối mặt với những phương pháp chữa trị dã man như: học lối sống, cách sinh hoạt như phụ nữ bình thường, trong trường hợp có hành vi 'đáp trả' thì sẽ bị đánh, bị trói, bị hành hạ dã man, thậm chí là bị hiếp để chấn chỉnh thái độ,...

Peredes lần đầu tiên biết đến các phòng khám này từ một người bạn vào năm 2013. Sự tò mò và cảm giác phẫn nộ đã thôi thúc Peredes thực hiện bộ ảnh lột trần sự thật tại các cơ sở này. Trước khi đến thăm một trong những phòng khám 'chữa bệnh đồng tính', Peredes cho biết cô đã dành vài tháng để tiến hành nghiên cứu và hỏi các bệnh nhân cũ về kinh nghiệm của họ. Để được tiếp cận với một phòng khám, Peredes đã tranh thủ sự giúp đỡ của cha mẹ cô. Peredes đi cùng họ trong vai trò là 'khách hàng tiềm năng', cô trang bị sẵn micro bên trong áo sơ mi để ghi âm lại.

Để ghi lại được những khoảnh khắc này và cho mọi người có cái nhìn trực quan về những điều kinh khủng đang diễn ra tại đây, Peredes đã phải xâm nhập vào một trong những cơ sở như vậy, và đương nhiên, cũng phải chịu tất cả sự đớn đau về mặt thể xác và tinh thần từng ngày, từng giờ trong những gian phòng tối này.

"Bệnh nhân" sẽ bị đánh đập làm gương nếu bỏ ăn uống, bởi ở đây, người ta cho rằng hành vi này là một điều 'cấm kị'.

Để "chữa trị", nhiều trung tâm cử nam nhân viên cưỡng bức để 'chấn chỉnh' những người phụ nữ đồng tính.

Một hình phạt phổ biến khác là bị trói và bỏ mặc trong nhà vệ sinh.

Phụ nữ đồng tính không được phép nói chuyện với bạn cùng giới. Nếu bị phát hiện, người đó sẽ ngay lập tức bị chuyển đến phòng điều trị, quỳ trên sàn đất lạnh để cho nhân viên trung tâm đánh vào ngực trong tư thế ngửa mặt lên trời, quỳ gối và cầm trên tay những cuốn kinh thánh dày cộp, nghe thánh ca.

Họ phải dọn dẹp trung tâm, tham gia nhiều công việc hàng ngày như nấu nướng, giặt giũ. Nếu quản giáo không hài lòng với công việc, họ sẽ tiếp tục bị đánh đập và hành hạ.

Ngoài những chấn thương tâm lý, bệnh nhân tại các phòng khám này cũng bị trừng phạt bằng những đòn đánh vật lý. Trong bức hình chính là hình ảnh một cô gái bị đánh đập bằng dây cáp.

Peredes cho biết, cô không muốn đưa bạn bè hoặc bệnh nhân cũ đến để cùng cô tái hiện thực tế kinh hoàng này. Bởi vậy, không ai khác ngoài Peredes, chính cô là người thực hiện. Peredes thừa nhận: 'Thành thật mà nói, tôi rất sợ hãi: đổ mồ hôi đầm đìa và run rẩy một chút.'

Bệnh nhân nữ có thể bị buộc phải trang điểm, mặc váy và đi giày cao gót để 'nữ tính hóa'.

Bệnh nhân tại các phòng khám được nhân viên theo dõi cẩn thận, họ là những người duy nhất xác định liệu một người có được chữa khỏi bệnh hay không.

Bệnh nhân được theo dõi rất nhiều và hiếm khi ở một mình. Khoảng thời gian này chính là lúc tắm, song chỉ kéo dài chừng 7 phút ngắn ngủi.

Nhiều phòng khám tập trung vào các biện pháp tu từ tôn giáo nghiêm ngặt, mà bệnh nhân buộc phải nghiên cứu. Giờ học tôn giáo và trị liệu sẽ được diễn ra sau khi tắm.

Peredes cho biết cô bắt đầu dự án với mục đích khiến cho các phòng khám này buộc phải đóng cửa, song, Peredes cảm thấy thấy mục tiêu đó là 'một điều hoàn toàn ngây thơ'.

'Sau khi nghiên cứu sâu rộng và thực hiện các cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động, tổ chức và luật sư, tôi đã biết rằng việc đóng cửa những nơi này là gần như không thể. Chúng hoạt động như mafia với một mạng lưới khổng lồ và tham nhũng', cô chia sẻ với tạp chí Huck.

'Điều duy nhất chúng ta có thể làm là giáo dục mọi người; dạy họ cách chấp nhận và khoan dung. Và điều duy nhất tôi có thể làm chính là phản ánh thực trạng đang diễn ra một cách trực quan nhất. Theo một cách nào đó, nó khiến tôi cay đắng khi nghĩ rằng, những điều tôi có thể làm này chưa bao giờ là đủ', cô nói thêm.

Tập thể dục được xem như một hoạt động thường ngày chế độ sinh hoạt.

Trong bữa ăn, các 'bệnh nhân' phải giữ im lặng và chỉ được nói lời cảm ơn. Khẩu phần chỉ có cá ngừ rẻ tiền, gạo, bánh mì hoặc mì nước.

Nếu từ chối ăn như một hình thức phản kháng, họ buộc phải đưa ra một pha chế của thứ được cho là cà phê, nước vệ sinh và clo.

Chà bồn cầu bằng tay trần là một trong những nhiệm vụ bình thường của các 'bệnh nhân'.

Những 'bệnh nhân' ở đây phải chịu sự đe dọa, áp lực đòn roi...

Peredes nói rằng, mặc dù các bức ảnh được dàn dựng những vẫn tái hiện được chân thực những điều kinh khủng đang diễn ra tại các phòng khám này.

Những viên thuốc được sử dụng trong quá trình 'chữa trị bệnh đồng tính'.

Thông qua bộ ảnh, Peredes không chỉ muốn phơi bày hiện thực đáng buồn ở Ecuador cũng như nhiều nước châu Âu, châu Phi mà cô còn hy vọng sẽ cải thiện được phần nào nhận thức và những cái nhìn 'không mấy tích cực' của người bình thường về đồng tính.

Video 'chữa trị bệnh đồng tính' ở các phòng khám tại Ecuador:

Lam Anh (Theo Dailymail)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/ven-buc-man-bi-mat-kinh-hoang-ben-trong-nhung-phong-kham-chua-benh-dong-tinh-o-ecuador-85092.html