VEC 2019: Gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục

Hội thảo Giáo dục 2019 (VEC 2019) sẽ bàn thảo những nội dung nâng cao sự gắn kết của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lao động theo 'đơn đặt hàng' của doanh nghiệp.

Hội thảo Giáo dục 2019 (VEC 2019) với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trao đổi, thảo luận đề xuất ý tưởng phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

Hội thảo Giáo dục 2019 (VEC 2019) với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” sẽ diễn ra vào tháng 9/2019.

Hội thảo Giáo dục 2019 (VEC 2019) với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” sẽ diễn ra vào tháng 9/2019.

Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình cho biết, phát triển giáo dục nghề nghiệp được đặt trong bối cảnh mới, một mặt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, nhìn lại sau 4 năm thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Trên thực tế, trong đội ngũ 55 triệu người lao động thì số người qua đào tạo có chứng chỉ là dưới 25%, đây là vấn đề cần khắc phục. Đặc biệt, số lao động mặc dù qua đào tạo nhưng vẫn được cho là chưa đúng nhu cầu của doanh nghiệp, người lao động thiếu kỹ năng thực hành cũng như yếu về ngôn ngữ.

“Với những yêu cầu trong bối cảnh mới, doanh nghiệp như VinFast, Mường Thanh, Samsung đang phải tự đào tạo lao động. Trong Luật cũng quy định, doanh nghiệp không chỉ là đơn vị sử dụng lao động mà cũng là tổ chức giáo dục nghề nghiệp. Do đó, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong xây dựng lực lượng lao động đúng nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp là cần thiết”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Quân cho biết.

Do đó, VEC 2019 mong muốn tạo sự thống nhất nhìn nhận đồng thuận từ 4 đối tượng lớn là nhà quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các nhà khoa học chuyên gia nhìn nhận và định hướng những yêu cầu cần làm cho sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp thời gian tới.

“Năm 2019, Ủy ban xác định là năm tập trung vào giáo dục nghề nghiệp, theo đó tổ chức đoàn công tác giám sát giáo dục nghề nghiệp theo Luật Giáo dục 2015 trên toàn quốc, đồng thời tổ chức hội thảo đánh giá cuối năm, chuẩn bị cho đề cương góp sức cho Đại hội Đảng năm 2021”, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình cho biết năm 2019 Ủy ban xác định là năm tập trung vào giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho biết, Hội thảo sẽ có một phiên chung gồm Báo cáo dẫn của Wold Bank (WB); Báo cáo hành của Bộ LĐ-TB&XH và Báo cáo bình.

Đồng thời, Hội thảo sẽ có 3 phiên chuyên đề tập trung vào các nội dung: thể chế giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp, chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo đánh giá của WB phải đánh giá lại vấn đề quản lý, tài chính và doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, WB nhận định, quản lý về giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện còn quá chú tâm về hệ thống hành chính nhiều hơn là chú trọng chất lượng. Do đó, cần xem xét lại vấn đề thể chế giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lại quản trị “quản trị cơ sở đào tạo phải biết kinh doanh” nâng cao chất lượng quản lý giáo dục nghề nghiệp.

“Theo khuyến cáo của WB, sắp tới phải dựa vào doanh nghiệp để chuẩn lại đầu ra, thay vì dựa vào việc đưa đầu vào rồi đào tạo theo chương trình của chúng ta”, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ chia sẻ.

Doanh nghiệp "bắt tay" cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải là câu chuyện mới, tuy nhiên qua giám sát thực tế, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chưa được gắn kết theo tinh thần của Luật.

“Nhiều trường cao đẳng, trung cấp vẫn còn thụ động, khi liên kết với doanh nghiệp nhưng không biết doanh nghiệp cần gì, muốn gì. Trái lại, về phía doanh nghiệp cũng có không ít doanh nghiệp chỉ coi việc liên kết với nhà trường là hoạt động phong trào, thành tích mà chưa thực sự coi trọng việc liên kết là cầu nối đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng”, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN Đỗ Văn Giang cho biết.

Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Triệu Thế Hùng cho biết: “VEC lần này chúng tôi cũng mời các doanh nghiệp chia sẻ nhu cầu, tạo ra sản phẩm nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp người sử dụng”,

Với chuyên đề thảo luận thứ hai, đại diện cộng đồng doanh nghiệp là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội doanh nghiệp và ILO sẽ chia sẻ trao đổi cùng các cơ sở đào tạo về quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Tới chuyên đề ba, các tổ chức quốc tế sẽ trao đổi về chất lượng đào tạo trong việc đưa lao động ra quốc tế.

Thy Hằng

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/vec-2019-gan-ket-doanh-nghiep-voi-co-so-giao-duc-dao-tao-149991.html