Vẻ đẹp kỳ thú của đàn cá voi xanh trên biển Bình Định

Vào hồi 16h30 chiều nay (10/08), đàn cá voi xanh quay trở lại địa điểm Hòn Trâu, thuộc biển Đề Gi, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sự trở lại đầy kỳ thú này đã thực sự gây phấn khích cho du khách và ngư dân sau nhiều ngày liên tiếp cá voi xanh xuất hiện tuần qua.

Loài cá voi xanh hiện nay vẫn là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới bởi tập quán sinh sống khá đặc biệt của nó.

Cá voi xanh còn được gọi là "Chú cá voi cô đơn nhất hành tinh". Chúng có dấu hiệu âm thanh vô cùng đặc trưng nên còn được gọi là Cá voi 52 Hertz (Hz).

Cá voi 52 hertz là một cá thể cá voi thuộc loài không xác định, tiếng kêu của nó có tần số bất thường là 52 Hz. Tần số này cao hơn nhiều so với những loài cá voi khác có tập tính di cư tương tự như cá voi xanh (10–39 Hz) hay cá voi vây (20 Hz). Nó được phát hiện thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau từ cuối những năm 1980 và có vẻ như là cá thể duy nhất phát ra tiếng kêu ở tần số này. Theo nghiên cứu của Viện hải dương học Hoa Kỳ, tiếng kêu của nó lần đầu được dò ra vào năm 1989, lần tiếp theo vào năm 1990 và 1991.

Sự xuất hiện liên tiếp của cá voi xanh tại khu vực biển Bình Định, Khánh Hòa là điều khá đặc biệt

Sự xuất hiện liên tiếp của cá voi xanh tại khu vực biển Bình Định, Khánh Hòa là điều khá đặc biệt

Sự xuất hiện liên tiếp của cá voi xanh tại khu vực biển Bình Định, Khánh Hòa là điều khá đặc biệt. Theo các chuyên gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, có thể có khả năng do con cá voi này đi kiếm thức ăn, nhưng do thủy triều rút quá nhanh nên không kịp bơi về biển. Hoặc cũng có thể nguyên nhân là do sự thay đổi đưa các dòng nước giàu dinh dưỡng vào bờ với nguồn thức ăn phong phú, thu hút cá voi đến gần, do những trận bão biển bắt nguồn từ sự thay đổi của gió làm cá voi mất phương hướng và dạt vào bờ.

Khả năng cá voi dạt vào bờ do nguồn nước ô nhiễm là không có cơ sở, bởi cá voi thường sống ở vùng biển sâu, nước lạnh. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì các loài cá có sức sống thấp hơn sẽ bị ảnh hưởng trước. Cá voi là loài có sức sống rất mãnh liệt, hơn nữa nếu nguồn nước ô nhiễm thì chúng có thể di chuyển môi trường sống sang vùng biển khác, nên không thể kết luận vùng biển cá voi mắc cạn là vùng nước ô nhiễm.

Cá voi thường có hình dáng to lớn, có khi nặng đến cả chục tấn, trong khi cá heo chỉ khoảng vài chục kg/con. Đây đều là những loài cá lành, không chủ động tấn công người nên khi gặp chúng trên biển, người dân hoàn toàn yên tâm.

Sẽ có nhiều nguyên nhân cần được tìm hiểu về sự xuất hiện của "Chú cá voi cô đơn nhất hành tinh" này, song trước hết, các nhà khoa học khuyến cáo: Cá voi thường có hình dáng to lớn, có khi nặng đến cả chục tấn, trong khi cá heo chỉ khoảng vài chục kg/con. Đây đều là những loài cá lành, không chủ động tấn công người nên khi gặp chúng trên biển, người dân hoàn toàn yên tâm. Chỉ lưu ý không được hoảng sợ la hét hay đùa giỡn quá trớn đối với đàn cá. Bởi cá voi có thể không tấn công người nhưng với kích thước hàng chục tấn thì chúng chỉ cần há mồm lao nhanh thì khả năng nuốt thẳng người quanh đó vào trong bụng là cũng có thể xảy ra. Tốt nhất khi nhìn thấy cá voi hay cá heo từ xa thì nên dời khỏi mặt nước để quan sát. Ngoài ra, người tắm biển cần lưu ý sẽ rất nguy hiểm nếu đang tắm biển mà gặp cá mập trắng.

Yến Như

Tổng hợp

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/ve-dep-ky-thu-cua-dan-ca-voi-xanh-tren-bien-binh-dinh-d206215.html