Vẻ đẹp của 10 điểm đến đang bị đe dọa trên hành tinh

Kênh đào Venice (Italy), rừng Amazon, Nam Cực... là những điểm đến có cảnh đẹp ngoạn mục thế giới. Do ảnh hưởng của khí hậu, những địa danh này đang đứng trước nguy cơ biến mất.

 Mới đây, CNN đã đăng tải loạt ảnh cảnh đẹp của các địa danh nổi tiếng. Điều đáng chú ý đây là những điểm đến đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Thác Victoria hùng vĩ nằm trên sông Zambezi, con sông dài thứ 4 châu Phi. Cụm thác Victoria bao gồm 4 thác nhỏ, được phân cách bởi các đảo nhỏ và san hô. Năm 2019, thác nước rộng nhất thế giới từng chỉ còn lại bờ đá, do hạn hán vào mùa khô. Theo CNN, lượng nước tại thác Victoria sụt giảm nghiêm trọng nhất vào năm ngoái trong một thế kỷ qua.

Mới đây, CNN đã đăng tải loạt ảnh cảnh đẹp của các địa danh nổi tiếng. Điều đáng chú ý đây là những điểm đến đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Thác Victoria hùng vĩ nằm trên sông Zambezi, con sông dài thứ 4 châu Phi. Cụm thác Victoria bao gồm 4 thác nhỏ, được phân cách bởi các đảo nhỏ và san hô. Năm 2019, thác nước rộng nhất thế giới từng chỉ còn lại bờ đá, do hạn hán vào mùa khô. Theo CNN, lượng nước tại thác Victoria sụt giảm nghiêm trọng nhất vào năm ngoái trong một thế kỷ qua.

Sông băng là một trong những biểu tượng của vườn quốc gia Glacier (Mỹ). Những năm gần đây, sông băng ở trong tình trạng đáng báo động. Năm 1966, công viên có 35 sông băng. Năm 2015, 9 dòng sông đã tan chảy và tất cả các sông băng của công viên đã bị thu hẹp kể từ năm 1966.

1.000 năm qua, Venice (Italy) luôn sống chung với lũ lụt. Tuy nhiên, những năm gần đây thành phố luôn phải hứng chịu những trận lụt gây hậu quả nghiêm trọng. 2019 là năm Venice trải qua đợt triều cường cao nhất trong 50 năm. Trung tâm giám sát thủy triều cho biết đợt "acqua alta", hay triều cường, đặc biệt dữ dội đạt đỉnh 1,87 m khi báo động ngập lụt vang lên khắp thành phố kênh rạch của Italy.

CNN miêu tả sông Colorado (Mỹ) có cảnh đẹp tựa tranh vẽ. Dòng sông cung cấp nguồn nước cho hơn 40 triệu dân từ Denver đến Los Angeles (Mỹ). Tuy nhiên, dòng chảy của Colorada đã giảm 20% so với thế kỷ trước. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Giống như Bắc Cực, Nam Cực đang nóng lên nhanh chóng như nhiều nơi khác trên thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng lục địa này đang trải qua những thay đổi đáng báo động. Theo CNN, nhiệt độ ấm nhất từ trước đến nay ở Nam Cực được ghi nhận trong năm 2020. Một tảng băng có kích thước bằng thành phố Atlanta (Mỹ) đã vỡ ra từ sông băng, đồng nghĩa với việc "nhà của những đàn chim cánh cụt" đang suy giảm dần.

Maldives là thiên đường biển nổi tiếng thế giới với những khu nghỉ dưỡng xa hoa. Đây là một trong những quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất trên thế giới, với độ cao trung bình khoảng 1 m so với mực nước biển. Khi mực nước biển tiếp tục tăng, các hòn đảo như Maldives có nguy cơ bị nhấn chìm trong những thập kỷ tới.

2.000 năm qua, những đồng ruộng bậc thang đã làm nên vẻ đẹp nổi tiếng cho vùng Cordillera (Philippines). Nhiều năm gần đây, các đồng ruộng này dễ sạt lở hơn do những trận mưa lớn thường xuyên diễn ra tại Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á.

Great Barrier Reef (Australia) - rạn san hô lớn nhất thế giới, là nơi trú ngụ của hơn 1.500 loài cá, 411 loài san hô cứng. Nhiệt độ nước biển ấm lên do khủng hoảng khí hậu, những rạn san hô này đang bị tẩy trắng và các nhà khoa học lo ngại chúng có thể không bao giờ phục hồi. Đầu năm, một số rạn san hô mới tiếp tục trải qua tình trạng tẩy trắng hàng loạt lần thứ 3 chỉ trong 5 năm qua.

Ngay cả "nóc nhà" thế giới - đỉnh Everest cũng không tránh khỏi khủng hoảng khí hậu. Các nhà khoa học đã phân tích sự nóng lên của nhiệt độ Trái Đất đã dẫn đến tình trạng thảm thực vật nhanh chóng mở rộng và đạt độ cao đến 5.500 m trên đỉnh Everest. Điều này đẩy nhanh đáng kể sự tan chảy của sông băng trên dãy Himalaya.

Rừng nhiệt đới Amazon là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất Trái Đất. Tuy nhiên, nạn phá rừng tại đây đang tăng nhanh chóng, diện tích rừng Amazon bị hủy hoại trong thập kỷ qua ước tính bằng 8.4 triệu sân bóng. Trận đại hỏa hoạn năm ngoái cũng khiến lá phổi xanh của hành tinh thiệt hại nghiêm trọng.

Dòng sông ô nhiễm nhất thế giới trong trở lại sau 50 năm Sông Hằng (tiểu lục địa Ấn Độ) là một trong những con sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Đây là ngôi nhà của hơn 500 triệu người dân địa phương và hàng trăm loài sinh vật.

Bích Phương
Theo CNN

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ve-dep-cua-10-diem-den-dang-bi-de-doa-tren-hanh-tinh-post1076175.html