VCCI: Luật sở hữu trí tuệ cần tận dụng được các điểm 'mờ' có lợi cho số đông

Việc chuyển hóa các cam kết CPTPP vào hệ thống pháp luật SHTT chung của Việt Nam cần được thực hiện thận trọng, theo hướng tận dụng tối đa các điểm 'mờ', 'chung' trong lời văn các cam kết.

Đó là quan điểm của VCCI liên quan đến Góp ý Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thực thi CPTPP của Bộ Tài chính mới đây.

Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Theo đó, Luật SHTT ban hành năm 2005, sửa đổi năm 2009 hiện đang trong quá trình rà soát tổng kết (đã thực hiện từ 2017) để sửa đổi tổng thể nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong quản lý Nhà nước về SHTT, giải quyết các vướng mắc thực tiễn và thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản SHTT.

Theo quan điểm của VCCI, việc chuyển hóa các cam kết CPTPP vào hệ thống pháp luật SHTT chung của Việt Nam cần được thực hiện thận trọng, theo hướng tận dụng tối đa các điểm “mờ”, “chung” trong lời văn các cam kết (là thành quả nỗ lực của người đàm phán) để có giải thích theo hướng có lợi nhất cho đa số;

Ngoài ra, đối với các cam kết phức tạp, theo VCCI cần xác định các phương án khả thi, qua đó xem xét lựa chọn phương án phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam, cho phép hài hòa lợi ích giữa các chủ thể quyền và chủ thể sử dụng tài sản SHTT đồng thời thúc đẩy sáng tạo ở Việt Nam (đặc biệt ở góc độ bảo vệ chủ thể quyền khi có vi phạm minh thị);

Bên cạnh đó, đối với các cam kết rõ ràng, thì VCCI cho rằng cần tuân thủ phù hợp để tránh các phản ứng từ các đối tác.

Cuối cùng, VCCI cho rằng, cần đảm bảo thống nhất với các định hướng sửa đổi của Luật SHTT.

Ngọc Hà

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/vcci-luat-so-huu-tri-tue-can-tan-dung-duoc-cac-diem-mo-co-loi-cho-so-dong-151082.html