Vậy là đã 2 năm Nhà thơ Gia Dũng về trời !

Nhà thơ Gia Dũng, tên đầy đủ là Đỗ Gia Dũng, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là một người thơ suốt đời đắm đuối với thơ ca. Tôi có quãng thời gian phụ giúp Gia Dũng làm một số tuyển thơ. Tôi có 2 bài viết về thơ Gia Dũng, Bài đầu tiên là HÀN MẶC TỬ. Nhờ bài viết này mà một số bạn thân của nhà thơ Gia Dũng biết và kết giao với tôi. Đăng lại cho vui !

Nhà thơ Vũ Bình Lục bên phải.

GIA DŨNG VỚI HÀN MẶC TỬ

Có ai hiểu đêm nay ta đọc TửTrăng mười tư vỡ vụn ở ngang đầuCó ai hiểu đêm nay ta khóc TửThắp nhang rồi không biết cắm vào đâu?Cắm vào trăng-Tử ơi trăng đã vỡCăm vào thơ-Thơ chỉ một điệu sầuThì xin Tử hiểu cho người đến lỡChút hương trầm ta thắp cả xưa sauLy rượu đắng rót tràn trăng với gióNâng ngang mày ta với Tử chung đau...Hàn Mặc Tử là một thi tài đã được người đời “định danh định tính” trên thi đàn THƠ MỚI (1932-1945). Mấy chục năm qua, Hàn mặc Tử (Tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê Quảng Bình) vẫn sống như một “thi sĩ ngàn đời chỉ chết với trăng thôi” (thơ VBL)...Rất nhiều thế hệ thi sĩ đồng cảm đã viết về Hàn Mặc Tử và chắc sẽ còn viết nữa về Hàn, như một niềm yêu mến xót xa, tiếc thương một tài hoa vụt sáng rồi vụt tắt.Nhà thơ Gia Dũng cũng viết về Hàn Mặc Tử với niềm tiếc thương trân trọng xót xa như thế, ở một góc nhìn có thể không khác, nhưng là một góc cảm khác:Có ai biết đêm nay ta đọc TửTrăng mươìi tư vỡ vụn ở ngang đầuCó ai biết đêm nay ta khóc TửThắp hương rồi không biết cắm vào đâu?Rõ là tác giả không phải đang ngồi đang đứng bến nấm mộ cô đơn của Hàn, tưởng nhớ một người đã có nhiều người nhớ, đã có nhiều người thương. Gia Dũng đọc thơ Hàn, hiểu tâm sự Hàn, tài năng độc đáo của Hàn qua hồn chữ. Nghĩa là tác giả không đối diện trước phần xác, mà đang đối diện với phần hồn của thi nhân, trò chuyện với hương hồn thi nhân qua hồn chữ, đồng nghĩa với hồn người. Bốn dòng thơ, mà có tới hai câu hỏi tu từ, ở hai cấp độ và ngữ nghĩa khác nhau: “Có ai hiểu / Có ai biết”...Hai câu hỏi tu từ dồn dập, nhưng lại hiện rõ một không gian, một thời gian hiên thực vật chất và một tâm trạng thổn thức đến nao lòng. Đêm khuya thanh vắng, đọc thơ Hàn, cảm thấy như “Trăng mười tư đang vỡ vụn ở ngang đầu”. Sao không phải là trăng rằm, hay trăng mười sáu? Có thể là trăng thực, nhưng cũng có thể là trăng ảo, chưa chín, chưa tròn, như Trăng-Hàn-Mặc-Tử chẳng hạn! Hình như tấm lòng yêu mến của người sau cũng như đang “vỡ vụn” ra biết bao cảm thức mãnh liệt, tan chảy thành nước mắt xót thương cho một tài hoa bạc mệnh. Nhưng thắp hương rồi mà vẫn “không biết cắm vào đâu”...Thực đấy, nhưng mà cũng ảo đấy! Và đó cũng chính là chỗ linh diệu của cõi thơ!Cắm vào trăng - Tử ơi tăng đã vỡCắm vào thơ – Thơ chỉ một điệu sầuCó lẽ, đây là hai câu thơ hay nhất trong bài, cũng là tâm điểm của tứ thơ, là hồn vía của bài thơ. Tôi cho rằng hai câu thơ trên đây của Gia Dũng xứng đáng được viết vào giải lụa mà thả lên trời trong ngày thơ Nguyên Tiêu ở Văn Miếu, mà không cần phải vân vi bàn cãi làm gì...Một người đến sau, đến muộn, “đến lỡ” đang rưng rưng nghiêm cẩn trước hồn thơ Tử mà thắp nén tâm nhang, thắp cho cả “xưa sau”, nghĩa là cho cả cõi vĩnh hằng của tình thơ nhân loại.Hai câu cuối, cũng là hai câu thơ tả thực. Có thể, và cũng không nhất thiết phải là một ly rượu có thực, nhưng cái tình giao cảm của thi nhân là có thực. Nhưng đó là một ly rượu đã được ảo hóa, được thể hiện bằng một thủ pháp khoa trương, hợp lý, hợp tình:Ly rượu đắng rót tràn trăng với gióNâng ngang mày ta với Tử chung đau...Cũng là một câu thơ hay! “Ly rượu đắng rót tràn trăng với gió”, chất liệu thơ không mới, nhưng nó lại mới ở chỗ đắc địa. Ngôn ngữ và hình ảnh, vốn là tài sản chung của muôn nhà, nhưng khi được đặt vào đúng chỗ của nó, thì lại là sở đắc của một nhà. Thi sĩ có tài, phải được xem ở chỗ ấy!Gia Dũng đã thành công với bài thơ nổi tiếng ở thời chống Mĩ. “Bài ca Trường Sơn” được nhạc sĩ Trần Chung phổ nhạc và đã đi cùng năm tháng như một bài ca bất hủ. Nhưng đó là cảm hứng công dân, cảm hứng thời đại rộng lớn và tráng liệt. Với HÀN MẶC TỬ, Gia Dũng lại “ghi điểm” ở một đề tài giàu tính nhân văn. Có thể nói không ngoa rằng, đó mới thực sự là Gia Dũng!...Hà Nội năm 2010V.B.L

Nhà thơ Vũ Bình Lục

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/vay-la-da-2-nam-nha-tho-gia-dung-ve-troi-83412