Vàng miếng chưa qua, vàng trang sức đã tới

DoanhNhanOnline – Giá vàng thế giới giảm mạnh khiến giá vàng trong nước tiếp tục bỏ xa giá thế giới. Xu hướng này hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cán đích 30/6. Nhưng với cơ quan quản lý,...

DoanhNhanOnline – Giá vàng thế giới giảm mạnh khiến giá vàng trong nước tiếp tục bỏ xa giá thế giới. Xu hướng này hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cán đích 30/6. Nhưng với cơ quan quản lý, thị trường vàng còn ngổn ngang…

Giá vàng thế giới hôm 20/6 có lúc xuống đến mức 1.276,19 USD/ounce – thấp nhất kể từ ngày 21/9/2010. Đà lao dốc của giá vàng thế giới vẫn còn, khiến các cửa hàng kinh doanh vàng trong nước nới rộng biên độ giữa giá mua và giá bán từ 100.000 thành 300.000 đồng/ lượng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng ra nhằm cung đủ lượng vàng còn thiếu cho các tổ chức tín dụng tất toán trạng thái vàng đúng kỳ hạn. Mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới tăng lên gần 7 triệu đồng/lượng.

Tài khoản vàng: mới chỉ đóng được một chiều

Nếu lượng vàng mà các ngân hàng, doanh nghiệp mua được từ NHNN sớm trở thành vàng thực (tức không phải vàng trên tài khoản) thì sẽ tăng nguồn cung thực cho thị trường, ép khoảng cách giá vàng giảm. Mặc dù, việc nhận được vàng sau đấu thầu vẫn chậm, nên đôi khi người mua rơi vào bị động trong kinh doanh. Song với quyết tâm của cả cơ quan quản lý lẫn người thực thi, chúng ta không còn nghi ngờ về việc tất toán vàng của các ngân hàng thương mại. Nhưng, việc tất toán này chỉ ở chiều huy động – tức đầu vào, còn đầu ra là chưa thể. Vì thời hạn của các hợp đồng cho vay bằng vàng này thường dài hạn nên các ngân hàng đang tìm cách thuyết phục người vay chuyển sang hợp đồng vay bằng tiền đồng hoặc ngoại tệ. Vấn đề là nếu chuyển sang vay bằng đồng nội tệ, thì lãi suất cho vay có thể từ 15 đến 18,5%/năm, quá cao so với lãi suất cho Vàng miếng chưa qua, vàng trang sức đã tới Giá vàng thế giới giảm mạnh khiến giá vàng trong nước tiếp tục bỏ xa giá thế giới. Xu hướng này hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cán đích 30/6. Nhưng với cơ quan quản lý, thị trường vàng còn ngổn ngang… vay bằng vàng chỉ 2 – 3%/năm trước đây. Vì vậy, rất khó thuyết phục người vay, đặc biệt đại đa số khách hàng lại là cá nhân – những khách hàng ít chịu mối quan hệ ràng buộc nhất đối với ngân hàng. Không những thế, những khách hàng này đã vay khi thị trường đang rất sôi động với nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhanh từ vàng, chứng khoán, bất động sản. Vì thế họ đã dùng vàng vay “chơi” vàng trên sàn, thậm chí chuyển hết số vay đó vào chứng khoán, bất động sản…

Vậy nên, với tình hình hiện nay của các thị trường này, người vay vàng đầu tư khác nào “ném tiền qua cửa sổ”. Đã không thu được lợi như mong muốn, nay phải chịu lãi suất vay cao lên thì khách hàng nào muốn ngồi vào bàn thương lượng với ngân hàng? Nếu chuyển sang vay bằng đồng đô la Mỹ, lãi suất cho vay sẽ là 6 -7,5%/năm. Nhưng với xu hướng tỷ giá tăng hiện nay, rủi ro tỷ giá đối với người vay tăng lên, chưa kể không phải khách hàng nào cũng thuộc đối tượng được vay đôla Mỹ. Mặt khác, khách hàng gặp rủi ro, khó khăn trong trả nợ, đồng nghĩa với việc nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng. Do đó, việc có “chuyển hóa” hợp đồng vay vàng sang đô la Mỹ hay không cũng là bài toán đau đầu cho cả ngân hàng và khách hàng. Cũng có thể, khi giá vàng giảm, nhiều khách hàng sẽ tranh thủ mua vàng vào để trả nợ trước hạn. Nhưng điều này sẽ chỉ diễn ra với những khách hàng vay ít, sử dụng vốn vay hiệu quả; nên số người trả nợ trước hạn, nếu có, cũng không nhiều.

Ngổn ngang vàng trang sức

Trung tuần tháng 6, trong khi NHNN đang gấp rút đốc thúc các ngân hàng tất toán tài khoản vàng thì Bộ Tài chính lại đưa ra dự thảo về việc tăng thuế xuất khẩu vàng. Đánh thuế vàng là câu chuyện dài và khá… ly kỳ.

Còn nhớ, hồi tháng 7/2011, Việt Nam đã xuất siêu tới 1,1 tỷ USD. Việc bất ngờ xuất siêu khiến mọi người choáng váng. Càng choáng hơn khi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng kim loại quý trong tháng 6/2011 tăng đột biến lên 806 triệu USD, và tháng 7/2011 lập kỷ lục 1,115 tỷ USD. Không phải xuất khẩu, mà lúc đó Việt Nam đang bị chảy máu vàng! Có lẽ vì muốn sớm chấm dứt chuyện bi hài đó nên ngày 2/8/2012, Bộ Tài chính vội ban hành Thông tư 111/TT- BTC, trong đó quy định vàng trang sức xuất khẩu có hàm lượng từ 80% tới dưới 99,99% được đánh thuế 10%. Việc tăng thuế đã khiến kim ngạch xuất khẩu vàng đang cao gần như ngưng trệ trong năm 2012, khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng khốn đốn. Để “tháo gỡ”, Thông tư 193/2012/TT-BTC được ban hành và áp dụng cho đến nay: vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột (loại có hàm lượng dưới 99,99%); đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng, có hàm lượng vàng từ 80% trở lên; đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng, có hàm lượng vàng từ 80% trở lên… được áp mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10%. Nhưng một số mặt hàng vàng chưa gia công, đồ kim hoàn bằng vàng, đồ kỹ nghệ bằng vàng và các sản phẩm khác bằng vàng loại khác được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Vấn đề là làm thế nào để phân định chính xác hàm lượng khi máy móc thiết bị của Việt Nam không đủ hiện đại.

Còn theo dự thảo Thông tư Bộ Tài chính vừa đưa ra, vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột chịu thuế xuất khẩu 2%. Đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức, đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc bằng kim loại quý hoặc kim loại được dát phủ kim loại quý bị áp thuế 1%. Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam đã kiến nghị, Bộ Tài chính nên giữ nguyên mức thuế suất xuất khẩu 0% đối với vàng trang sức mỹ nghệ. Trong khi đó, một vị lãnh đạo NHNN cho biết: NHNN sẽ sớm có văn bản góp ý về vấn đề này. Nói “ngoài lề” với người viết bài này, vị này tỏ ra không đồng tình với việc tăng thuế của Bộ Tài chính. Ông cho rằng, cần phải phân định rõ ràng, cụ thể với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu vàng trang sức, nhất là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời chống được chảy máu vàng như đã từng xảy ra trước đây. Nhưng thế nào là vàng trang sức? Câu trả lời chính thức hiện chưa có, câu trả lời “ngoài lề” là: vấn đề này rất phức tạp, vì đã gọi là trang sức thì thay đổi như thời trang. Mà gu thời trang thì… mỗi người mỗi khác. Có người trang sức bằng đồ mạ vàng, thậm chí mạ đồng; nhưng lại có người “trang sức” bằng nguyên cái kiềng 5 cây vàng 99,99… thế mới đau đầu! Chưa kể, sau khi ổn định được thị trường vàng miếng, NHNN sẽ phải tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị kinh doanh vàng trang sức. Mà chỉ nguyên việc xem xét cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ cũng đã không đơn giản.

Thái Thanh

admin

Admin Creativa

Nguồn Doanh Nhân Online: https://doanhnhanonline.com.vn/vang-mieng-chua-qua-vang-trang-suc-da-toi/