Văn phòng đại diện công ty nước ngoài có được quảng cáo cho công ty mẹ không?

Bạn đọc hỏi: Ông Doãn Hữu, Trưởng văn phòng đại diện (VPĐD) một công ty (CT) du lịch của Đức tại Đà Nẵng, hỏi: VPĐD chúng tôi muốn thực hiện quảng cáo (QC) các dịch vụ lữ hành của CT mẹ tại thị trường Đà Nẵng có được không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Ông Doãn Hữu, Trưởng văn phòng đại diện (VPĐD) một công ty (CT) du lịch của Đức tại Đà Nẵng, hỏi: VPĐD chúng tôi muốn thực hiện quảng cáo (QC) các dịch vụ lữ hành của CT mẹ tại thị trường Đà Nẵng có được không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này như thế nào?

Ths.LS Lê Ngô Hoài Phong, Trưởng CN Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng, trả lời: Theo quy định tại Luật QC số16/2012/QH13 thì “QC là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi…”. VPĐD của ông Hữu là đại diện của một CT du lịch nước ngoài, như vậy, hoạt động QC mà ông muốn đề cập đến là QC cho dịch vụ có sinh lợi, đó chính là QC thương mại. Ngoài ra, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định: “QC thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Cũng theo luật này, Điều 103 quy định về quyền QC thương mại như sau: Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền QC về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình… VPĐD của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động QC thương mại; trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, VPĐD có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ QC thương mại để thực hiện QC cho thương nhân mà mình đại diện… Thương nhân nước ngoài muốn QC thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ QC thương mại Việt Nam thực hiện. Như vậy, VPĐD của ông Hữu không được trực tiếp QC dịch vụ lữ hành tại Việt Nam mà phải ký hợp đồng với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ QC tại Việt Nam để thực hiện. Đồng thời, xin lưu ý, để ký hợp đồng QC này cũng như bất cứ giao dịch hợp đồng nào khác, ngoại trừ các hợp đồng phục vụ cho hoạt động của VPĐD (như: hợp đồng thuê trụ sở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của VP…), Trưởng VPĐD phải được ủy quyền bằng văn bản của người có thẩm quyền của Công ty mẹ ở Đức.

Chuyên mục này có sự hợp tác về chuyên môn của CN Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng.

Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0236.3572456; 0905102425

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/75_202571_van-phong-dai-dien-cong-ty-nuoc-ngoai-co-duoc-quang-cao-cho-cong-ty-me-khong-.aspx