Vẫn khó thu hút nguồn vốn cao tốc Bắc - Nam

Đã hơn 1 năm nay, Bộ GTVT kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nhưng đến thời điểm này có rất ít nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Các cơ chế chính sách bây giờ mình đã xây dựng và trong dự án tương đối rõ ràng, minh bạch và đầy đủ để rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, ví dụ như mình đã giải phóng mặt bằng hay cho tư vấn nghiên cứu thiết kế trước để đưa ra dự toán, đưa ra cơ chế chính sách trước, cơ chế phí, lệ phí chuyển sang giá thuộc quyền của Bộ GTVT thì mình sẽ xử lý được các tồn đọng vừa rồi.'Ông Phạm Văn Khôi – Nhà đầu tư: 'Nếu có được cơ chế chia sẻ thì tốt nhất cho cả nhà nước và nhà đầu tư. Còn quan điểm của chúng tôi là phải nghiên cứu rất kỹ được ăn thua chịu nhưng tránh việc được thì nhà đầu tư không được gì mà thua thì nhà đầu tư lãnh đủ thì đấy là việc rất bất cập. Quan trọng nhất vẫn là cơ chế minh bạch, sòng phẳng giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, nhà đầu tư hiện đang bị lép vế trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác.'Ông NGUYỄN ĐỨC KIÊN – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: 'Chúng ta phải hiểu các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam là vì vấn đề lợi nhuận, khi họ không đạt được mục tiêu lợi nhuận thì họ sẽ không đầu tư, và ở đây chúng ta phải hài hòa mục tiêu có 1 hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận của nhà đầu tư và cũng phải đảm bảo được chịu đựng của người dân. Thì qua các dự án BOT vừa qua chúng ta thấy bài toán tạo điểm trung hòa 3 lợi ích này chưa đạt được.'PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: 'Chủ động vẫn là nhà nước để mà tổ chức và tính trên bài toán dài hạn chứ không có ông nào tham cả mà ăn được đâu và bài toán đó phải được đặt ra ngay từ đầu, chứ không làm xong, đã cam kết sai rồi mà sau cứ đi ngồi bàn tháo g

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được chia thành 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 118.000 tỷ đồng. Trong đó 3 dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Để thu hút vốn đầu tư cho 8 dự án thành phần theo hình PPP, Bộ GTVT đã xây dựng với nhiều cơ chế đặc thù, trong đó vốn ngân sách sẽ trích 40% tổng mức đầu tư của dự án để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Đây được xem là cơ chế tốt nhất mà từ trước tới nay chưa từng có dự án giao thông nào thực hiện.

Cho dù những cơ chế đặc thù này được Bộ GTVT đánh giá là sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nhưng vấn đề quan tâm nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài lại chính là cơ chế bảo lãnh doanh thu và bảo lãnh ngoại tệ nhằm chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và Chính phủ thì dự án lại chưa đề cập.

Còn các nhà đầu tư trong nước thì e ngại, chưa tự tin tham gia vì cơ chế chính sách cho các dự án hợp tác công tư PPP mà cụ thể là BOT đến nay vẫn còn chưa giải quyết được những vướng mắc, chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên nhà nước – nhà đầu tư và người dân.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để thực sự thu hút được vốn đầu tư cho cao tốc Bắc – Nam cả những nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài thì Bộ GTVT phải tính được lợi ích của nhà đầu tư như thế nào và phải cam kết đảm bảo được lợi ích đấy thì doanh nghiệp mới có thể tự tin để tham gia.

Không ít ý kiến cho rằng, để tránh rủi ro thì trong bối cảnh hiện naynên lập gói tín dụng riêng cho cao tốc Bắc – Nam, các ngân hàng chỉ cần thống nhất về khung kỳ hạn, lãi suất, cách thức thu hồi vốn... thì dự án này mới có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/van-kho-thu-hut-nguon-von-cao-toc-bac-nam