Vẫn chưa có 'tình nguyện viên' thử đòn S-400 ở Syria

Xin giới thiệu bài viết tiếp theo trong loạt bài về các tổ hợp phòng không Liên Xô-Nga

“Bagulnhik”/ “Sosna” (“Cây thông”)

Ảnh: Công ty cổ phần "KBtochmash (Phòng thiết kế máy chính xác) mang tên A. E. Nudelman"

Ảnh: Công ty cổ phần "KBtochmash (Phòng thiết kế máy chính xác) mang tên A. E. Nudelman"

(Tổ hợp) của ngày hôm nay (hiện đại-ND). Được đưa vào trang bị năm 2019, vì vậy, tại các đơn vị, hiện giờ chắc chắn là chưa có, nhưng dĩ nhiên là sẽ có.

Tiếp theo, chúng ta bàn đến dải cự ly từ 4 đến 12 km.

"Tunguska", M, M1 ( "Тунгуска", М, М1")

Tuy được thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước và được đưa vào trực chiến năm 1982, tổ hợp này vẫn nay vẫn còn “giữ nguyên tính thời sự” vì đã được nhiều lần hiện đại hóa. Và trên thực tế, đây là tổ hợp phòng không lục quân hỗn hợp chủ yếu của Quân đội Nga.

Tầm bắn các mục tiêu trên không của pháo là 0,2 - 4 km, của tên lửa- 2,5 - 8 km. Tổ hợp nàycòn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở cự ly lên tới 2 km.

“Pantsir” 1S và 2S ( "Панцирь" 1С và 2С)

Và đây chính là kiểu “vũ khí” của ngày hôm nay. Tổ hợp này có lẽ đã được giới truyền thông ca tụng hơi quá lời, nhưng một khi được hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn, nó sẽ trở thành một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với tất cả những gì bay được ở cự ly ngắn và trung bình.

Tầm bắn của pháo phòng không (tổ hợp) các mục tiêu trên không lên tới 4 km, của tên lửa- từ 1 đến 20 km. Vũ khí tên lửa với những tính năng kỹ- chiến thuật xuất sắc tạo ấn tượng rất mạnh, và đây đích thực là một tổ hợp hiện đại và nguy hiểm.

“Osa”,M, AK, AKM ( "Оса", М, АК, АКМ)

Ảnh: Viktor Gavrysh

Đây là tổ hợp phòng không lục quân phổ biến nhất cho đến tận ngày hôm nay. Dù được đưa vào trang bị từ năm 1971, “Ong bò vẽ” (“Osa”) vẫn có thể chích rất đau. Nó có thể hạ gục “Tomahawk” một cách rất nhẹ nhàng, còn với các máy bay- thì không có gì để nói, việc này quá đơn giản với “Osa”.

Trong danh sách những chiến thắng (của “Osa”) thậm chí còn có cả tên nạn nhân là “Mirage F1”,- một kiểu máy bay không hệ “chậm chạp” chút nào.

Bay trong bán kính hoạt động của “Osa” (9-10 km), quả thật là rất vấn đề.

“Tor” ( "Тор")

Ảnh: Vitaly Kuzmin

Thế hệ tiếp theo của "Osa". Được đưa vào trang bị năm 1986 và, cũng giống như “Ong bò vẽ”, nó đã qua nhiều lần hiện đại hóa. Giống như “Osa”, nó là một tổ hợp phòng không cấp tiểu đoàn, nhưng vì là một tổ hợp hiện đại hơn, nó có khả năng tác chiến và độ chính xác cao hơn.

Cự ly hoạt động của tổ hợp tên lửa phòng không “Tor” là từ 0,5 đến 10 km, và nó thực sự trở thành “người kế nhiệm” xứng đáng của “Osa” trong tương lai, khi “Osa” sẽ chính thức kỷ niệm 50 năm phục vụ trong quân đội, và đã không còn có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao được nữa.

Tuy nhiên, nếu theo dõi sự phát triển hiện nay của ngành hàng không, tôi tin chắc rằng điều này (“Osa” không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao-ND) sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Cho dù đã có phương án thay thế. Tiếp theo là các tổ hợp tên lửa, nếu xét về cự ly bắn, tạo thành một tầng nữa trong hệ thống phòng không.

“Buk”.M1, M2 ( "Бук ". М1, М2)

Ảnh: mil.ru

Tổ hợp “thuần Nga” (sau khi Liên Xô tan rã-ND) đầu tiên. Vâng, rất rõ ràng rằng dù sao nó vẫn là một sản phẩm Xô Viết, nhưng “Buk” được bắt đầu thiết kế vào năm 1994, và được đưa vào trang bị từ năm 1998.

Có các biến thể M2 (năm 2008), M3 (năm 2016).

“Buk” thay thế cho tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”, vì “Kub” đã không còn có trong trang bị nữa- nó đã quá lạc hậu và già nua. Chỉ còn có duy nhất một đại đội “Kub” đang bảo vệ một cái gì đó ở Armenia, nhưng đến đây thì lịch sử của “Kub” kết thúc.

Còn “Buk”- đó hiện đang là một đại diện cho những gì có thể bắn hạ tất cả các loại mục tiêu ở cự ly tới 45km.

Nhưng có một điểm “nhạy cảm” với Tổ hợp tên lửa phòng không “Buk M3”, - đó là khó có thể gọi nó là một phiên bản cải tiến (của dòng “Buk”-ND), mà dù sao vẫn là một thiết kế riêng biệt,- đó là thế hệ tiếp theo của các tổ hợp tên lửa phòng không.

Ảnh: Mikhail Zherdev

Cự ly tiêu diệt mục tiêu (của “Buk M3”) lên tới 70 km, xác suất tiêu diệt mục tiêu cũng rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong phân khúc này, cả ba tổ hợp (M1, M2, M3) đều đang có mặt trong trang bị, và điều đó có nghĩa là chúng hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ được giao trong “sự nghiệp” chống lại các loại máy bay và tên lửa của đối phương.

Tuyến tầm xa.

S-300

Dòng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 có trong trang bị từ năm 1978. Đây là một “gia đình” rất đông người, trong “gia đình” này có nhiều chữ cái và số (để phân biệt các biến thể-ND). Có khoảng 15 biến thể.

Phạm vi (cự ly) “làm việc” của tổ hợp lên tới 200 (một số biến thể- tới 300) km. Đã được “tích cực” xuất khẩu, hiện đang có trong trang bị của quân đội 17 quốc gia trên thế giới- đấy là các số liệu chính thức.

S-300 chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động tác chiến thực tế và, thành thử, chưa từng bắn hạ bất cứ ai. Những quốc gia khai thác thường xuyên tiến hành lần bắn huấn luyện S-300, và dựa trên những phân tích các lần bắn huấn luyện đó mà các chuyên gia đã công nhận đó là một hệ thống phòng không rất hiệu quả.

Nhưng- về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, việc chỉ mới kết luận về mặt lý thuyết tính hiệu quả không phải là lỗi của nhà sản xuất và chủ sở hữu. Mặc dù tại Syria đã có những tình huống, khi hoàn toàn có thể kiểm tra, nhưng .....

Tổ hợp có cả phiên bản mặt đất và phiên bản trang bị cho tàu chiến. Hiện các phiên bản mới vẫn đang được sản xuất và các đơn vị phòng không Nga đang được tái trang bị- các tổ hợp (S-300) cũ đang dần được thay thế bằng các S-300 mới hơn.

Thành thử, với tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 (С-300ПМУ2)- có thể đánh giá là nó đáp ứng được các yêu cầu phòng không hiện đại

S-400 (С-400)

Ảnh: mil.ru

S-400 “Triumph”, với “cái thưở ban đầu” là S-300PM3, được đưa vào trực chiến năm 2007. Đây là ngày hôm nay (hiện đại) cho Lực lượng phòng không tầm xa Nga.

Tổ hợp tên lửa phòng không này chưa tham gia các hoạt động tác chiến, tất cả các ý kiến, quan điểm về nó đều chỉ dựa vào những dữ liệu thu thập được khi bắn huấn luyện trong các cuộc tập trận.

Tầm bắn của S-400 lên tới 250 km, với tên lửa 40N6E (40Н6Е ) – tới 380 km.

Các kết luận cuối cùng, hay là tại sao lại phải đưa ra cả một danh sách dài dằng dặc này.

Kết luận sẽ rất lạc quan. Ngay cả khi tính đến các đòi hỏi mang tầm thời đại hiện nay, thì hệ thống phòng không của chúng ta (Nga), ít nhất thì cũng trong lĩnh vực thiết kế và thay thế, mọi việc đều rất ổn.

Như đã nói tới ngay từ đầu, không thể có chuyện thừa phương tiện phòng không được. Rõ ràng là ưu tiên hàng đầu là bảo vệ Matxcova và St. Petersburg, sau đó- cứ theo nguyên tắc cái gì quan trọng hơn thì được ưu tiên trước. Phòng không lục quân- đấy là một “phạm trù” rất đặc thù.

Rất khó để ước tính chính xác là cần bao nhiêu tổ hợp tên lửa phòng không và tổ hợp tên lửa- pháo phòng không để đảm bảo cho bầu trời chúng ta hoàn toàn trong xanh và an bình, đây chắc chắn là một câu hỏi cực kỳ khó.

Nhưng sự thực là trong tất cả các thành phần cấu thành của hệ thống phòng không chúng ta, đã cưa có bất cứ một thất bại nào vì nguyên nhân là không có các tổ hợp hiện đại đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngày hôm nay- đó là một thực tế không thể tranh cãi.

Tất nhiên, có thể, dựa trên kết luận của các chuyên gia Phương Tây hoặc không Phương Tây lắm (ý nói một số chuyên gia Nga-ND), để tranh cãi và chỉ trích khả năng của các tổ hợp phòng không chúng ta (Nga), nhưng điều tốt nhất có thể làm được trong trường hợp này để chứng minh - đó là kiểm tra bằng hành động thực tế.

Nhưng vì hiện nay chưa tìm ra được “tình nguyện viên” để kiểm tra (khả năng của các tổ hợp phòng không Nga-ND), và dù Nga đã có lần đưa ra tuyên bố mang tính tối hậu thư là sẽ sử dụng S-400 ở Syria, hiện cũng vẫn chưa có “ứng cử viên tình nguyện" nào, nên chúng ta cứ tạm thời lấy điểm xuất phát là mọi việc trong hệ thống phòng không của chúng ta (khác với nhiều quân binh chủng khác của Nga) đều đang rất, rất ổn.

Фото: mil.ru

Số lượng các hệ thống hiện đang có trong trang bị (của Nga), quyết không thể được gọi là nhiều. Mà trái lại, như đã phân tích ở trên, tất cả mọi thứ (trong hệ thống phòng không) của chúng ta đều hợp lý và không có sự chồng chéo dẫm chân nhau nào.

Có cả những hệ thống cũ đã được thời gian thử thách vẫn có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, và có cả những hệ thống cực kỳ mới, chắc chắn là chúng cũng sẽ trải qua những thử thách tương tự và cũng sẽ hiệu quả như vậy trong tương lai.

Vậy nên- chúng ta (Nga) không có hệ thống phòng không nào thừa cả.

Tại sao Nga cần nhiều hệ thống phòng không đến vậy?

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/van-chua-co-tinh-nguyen-vien-thu-don-s-400-o-syria-3396785/