Ván bài khôn ngoan của Nga giữa 'cuộc đua' khốc liệt ở Đông Syria

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết rút quân Mỹ khỏi Syria, tốc độ cạnh tranh ảnh hưởng ở phía Đông Syria đã chịu tác động mạnh. Về phần mình, Nga cũng sẽ gắng giữ được vai trò là một trung gian dàn xếp khôn ngoan dù thực tế Moscow bất lực trong việc kiềm chế Iran.

Tốc độ cạnh tranh ảnh hưởng ở phía Đông Syria đã chịu tác động mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết rút quân Mỹ khỏi quốc gia Trung Đông. Hiện tất cả các bên đều đã bày tỏ mong muốn giành lại việc kiểm soát những khu vực mà họ muốn gây ảnh hưởng.

Hiện không rõ Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị những gì khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria.

Tuy nhiên, những người bảo vệ hòa đàm Astana về giải pháp cho Syria có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức mới và áp lực lên các vấn đề kinh tế và địa chính trị.

Khoảng trống tạm thời còn lại trong khu vực quanh sông Euphrates có thể được định đoạt bởi những quốc gia Arab chú trọng đến việc kiềm chế Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin

Giới chuyên gia Nga thận trọng cho rằng, Nga có thể giải quyết vấn đề này với các quốc gia vùng Vịnh. Lập luận này cho thấy cả Riyadh và Ab Dhabi đều có tác động đến sự phản đối ở vùng giảm căng thẳng phía Tây Nam Syria nhằm đổi lại việc được Damascus và Moscow cho phép mở rộng sự hiện diện ở phía Tây Syria. Trước đó, đoàn đại biểu Emirati và Saudi đã liên tục thăm khu vực vốn do lực lượng dân chủ Syria (SDF) kiểm soát này.

Như trang tin DEBKAfile của Israel và sau đó là tờ nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Yeni Safak đưa tin trước đó, đại diện của lực lượng an ninh từ Ai Cập và UAE đã tới Manbij, thành phố do cả lực lượng ủng hộ người Kurd và lực lượng bảo vệ chính phủ Syria tuyên bố nắm giữ. Cả Ai Cập và UAE đều cho rằng cần kiềm chế tham vọng của Ankara với khu vực này.

Trước đó, Cairo đã từ chối triển khai quân đến Syria nhằm tạo điều kiện mở ra các đàm phán giữa lực lượng đối lập Syria và Nga theo tiến trình hòa đàm Astana. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump thông báo rút quân Mỹ khỏi Syria, thì Ai Cập lại nắm giữ vai trò dàn xếp giữa Damascus và người Kurd.

Trong khi đó các nguồn tin khẳng định, Nga đã ám chỉ rằng nước này sẽ triển khai cảnh sát quân sự đến bờ Đông sông Euphrates để ngăn các nhóm quân ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ tiến xa vào Syria.

Nga, Iran, Iraq và Syria hợp tác trong việc chống khủng bố từ năm 2015. Và trong những cuộc họp mới đây vào giữa tháng 12, nhân viên tình báo của các nước này đã thảo luận về tình hình ở Đông Syria và dọc biên giới với Iraq.

“Chúng tôi trao đổi thông tin về binh lính của các nước từ Nga cho tới các nước thuộc Liên Xô cũ đang chiến đấu ở Syria và Iraq. Chúng tôi do thám các con đường dẫn tới vùng chiến sự, các trại huấn luyện cũng như nguồn đầu tư tiền”, ông Alexander Smolovoy người đứng đầu của Nga trong trung tâm chống khủng bố ở Baghdad cho biết.

Tuy nhiên, Nga không tập trung phát triển toàn diện việc chống khủng bố ở Iraq. Moscow chỉ tập trung vào việc giải quyết những vấn đề như nhận diện những người Nga đang chiến đấu ở Iraq và triển khai đặc nhiệm đến thành phố Abu Kamal gần biên giới. Bởi vậy mô hình hợp tác này có thể thích hợp cho nỗ lực chống khủng bố ở khu vực nhỏ nhưng sẽ là khó để xóa sạch hệ thống khủng bố đang phát triển ở vùng rộng lớn.

Trong một động thái tương tự, Ahmad al-Jarba, lãnh đạo phong trào Ngày Mai của Syria và người đứng đầu lực lượng Syria Elite Force (SEF) cũng đã tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đàm phán và gặp gỡ nhà lãnh đạo an ninh người Kurd, Masrour Barzani. Ahmad al-Jarba có quan hệ nồng ấm với Nga.

Một số nguồn tin khẳng định lực lượng SEF cũng có thể được triển khai dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn ngừa và hạn chế hậu quả các hoạt động mới của Ankara. Tuy nhiên, mặc các cuộc đàm phán, quyền lực chính trị của Jarba vẫn gia tăng.

Đông Syria bởi vậy là một phương trình với nhiều biến số, nơi mà các bên cố gắng tránh mắc kẹt trong cuộc xung đột nhưng lại tìm cách đẩy mạnh “kịch bản” của riêng mình bất chấp nghĩa vụ với các đồng minh.

Việc Mỹ rời khỏi Syria trở thành giải pháp hữu hiệu. Trước hết, động thái này sẽ cho phép Washington tránh được việc phải bảo vệ đồng minh SDF. Thứ hai, điều này giúp Mỹ giữ được vai trò là trọng tài của mình nếu nước này tiếp tục giám sát tiến trình diễn biến quanh Syria, đấu tranh chống IS và kiềm chế ảnh hưởng của Iran, sử dụng các cơ sở ở Jordan và Iraq được xây dựng cho mục đích này.

Về phần mình, Nga cũng sẽ gắng giữ được vai trò là một trung gian dàn xếp khôn ngoan dù thực tế Moscow bất lực trong việc kiềm chế Iran.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/van-bai-khon-ngoan-cua-nga-giua-cuoc-dua-khoc-liet-o-dong-syria-a417917.html