Vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội

GS-TS HoàngChí Bảo đã góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhànước, xã hội.

Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài viết của giáo sư-tiến sỹ triết học HoàngChí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương, góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992với nhan đề: Luận cứ về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước và xã hội.

Lý luận

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và bản sửa đôỉbổ sung 2001 đều dành hẳn một điều trong chương chế độ chính trị, để nói về vaitrò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này (2013) được công bố rộng rãi và lấy ý kiếnđóng góp của toàn dân không những đã tiếp tục khẳng định mà còn bổ sung, pháttriển điều 4 chương I về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội .

Toàn văn điều 4 ghi rõ: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giaicấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộcViệt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng gắn bó mậtthiết với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định củamình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiếnpháp và pháp luật.”

Tinh thần và lời văn của điều nói trên cho thấy: Vai trò lãnh đạo của Đảng đôívới Nhà nước và xã hội được khẳng định và hiến định trong Hiến pháp, trongchương đầu tiên nói về chế độ chính trị ở Việt Nam. Cùng với Lời nói đầu, điêùquy định nêu trên đã thể hiện rõ tính chất của chính thể Việt Nam là chính thểxã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, mụctiêu của cách mạng Việt Nam, đang tiếp tục được thực hiện trong sự nghiệp đôỉmới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Đảng lãnh đạoNhà nước và xã hội chính là thực hiện trọng trách lịch sử đó trước nhân dân vàdân tộc.

Điều 4 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng, làm rõ bản chất, tính chất của ĐảngCộng sản Việt Nam, không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còncủa nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích khôngchỉ của giai cấp công nhân mà còn của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng, ý thức hệ của xã hội. Làm rõ mối quanhệ giữa Đảng với nhân dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng đối với nhân dân, vaitrò và trách nhiệm của nhân dân đối với hoạt động của Đảng. Sự hiến định vai tròcủa Đảng không chỉ ở địa vị pháp lý mà còn là trách nhiệm pháp lý của Đảng đôívới nhân dân, với Nhà nước và xã hội (chịu trách nhiệm trước nhân dân về nhữngquyết định của mình, chịu sự giám sát của nhân dân, lấy khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật làm giới hạn hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên). Những chế địnhđó đảm bảo cho Đảng tồn tại và hoạt động của Đảng là hợp hiến, hợp pháp.

Đây thực sự là một bước tiến trong tư duy chính trị-pháp lý của Đảng ở thời kỳđổi mới cũng đồng thời là một bước tiến trong xây dựng luật pháp, trong lập hiếncủa Nhà nước pháp quyền, làm sáng tỏ mối quan hệ chi phối, chế ước lẫn nhau giưãchính trị và pháp luật, thể hiện ở vai trò, chức năng và nhiệm vụ, ở thẩm quyềnvà trách nhiệm giữa các chủ thể: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ.

Mục đích cao nhất của việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến phápcũng như các vấn đề về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,về cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước… là xây dựng và phát triển nền dân chủ xãhội chủ nghĩa, là thực hiện dân chủ, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhândân.

Nhân dân là những người chủ và làm chủ xã hội. Đó là địa vị chủ thể của dân vơítư cách là chủ thể gốc của mọi quyền lực. Quyền lực mà Đảng và Nhà nước thực thitheo thẩm quyền và trách nhiệm của mình, xét đến cùng chỉ là thực hiện quyền lựcnhân dân, do dân ủy thác trao cho mà thôi. Hơn nữa, việc thực thi quyền lực đónhằm mục đích cao nhất và duy nhất là phục vụ dân, là vì dân chứ không vì mình.Các thiết chế quyền lực (Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội) cũng nhưđảng viên của Đảng, công chức của Nhà nước và những người hoạt động trong các tổchức, đoàn thể của hệ thống chính trị đều phải thực hiện mục đích vì dân.

Hoạt động và hành vi thực hiện quyền đều phải được kiểm soát, giám sát lẫnnhau trong hệ thống, đều do luật quy định và luật điều tiết. Đòi hỏi, yêu câùnày là cần thiết, tất yếu, vừa tự giác-xét về mặt tự ý thức về trách nhiệm vàđạo đức, vừa là bắt buộc, xét về mặt nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý. Chính nhậnrõ điều ấy mà Hồ Chí Minh vừa nhấn mạnh phải thực hiện dân chủ chứ không biếndân chủ thành “quan chủ,” phải là đầy tớ, công bộc trung thành, tận tụy của dânchứ không được lên mặt “quan cách mạng.”

Người cũng đòi hỏi luật pháp phải nghiêm minh, “trăm điều phải có thần linhpháp quyền,” phải nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai. “Quốclệnh” là một văn kiện chính trị-pháp lý, kết hợp chặt chẽ đức trị với pháp trị,thưởng phải hậu để ghi công và tôn vinh xứng đáng người có công tận trung vơínước, tận hiếu với dân và phạt phải đúng, phải nghiêm, phải nặng, đủ sức mạnhtrừng trị những kẻ hại dân và răn đe, cảnh báo mọi người không được mắc vào lôĩlầm sai trái, bất minh, bất chính.

Nói tóm lại, quyền lực nhân dân là tối cao, quyền lực Nhà nước là của dân, tấtcả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, là thống nhất, không phân chia, chỉ cósự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước không chỉ là lãnhđạo hoạt động thể chế hóa quan điểm, đường lối chính trị của Đảng thành ra luậtpháp và chính sách Nhà nước để thực hiện trong cuộc sống mà còn lãnh đạo, baohàm cả kiểm tra, giám sát hoạt động cũng như hành vi của tổ chức và cá nhân (cácđảng viên làm việc trong các tổ chức công quyền), đảm bảo cho dân chủ và phápluật được thực hiện, được tôn trọng, được bảo vệ.

Nhất quán với mục đích vì dân, vì xây dựng và phát triển dân chủ, vì thực hiệnđầy đủ quyền con người (nhân quyền), quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (dânquyền) để có dân chủ thực chất, quyền làm chủ thực chất của nhân dân-đó là sứmệnh lãnh đạo của Đảng đối với xã hội mà trực tiếp là lãnh đạo Nhà nước trên tưcách một Đảng cầm quyền.

Chính từ bản chất ấy của dân chủ mà lãnh đạo của Đảng phải là lãnh đạo dân chủ,không độc đoán, chuyên quyền, quản lý của Nhà nước cũng bắt buộc phải là quản lýdân chủ, không lợi dụng, lạm dụng quyền lực, không lộng quyền, lạm quyền, phảitrọng dân và trọng pháp. Các tổ chức đảng và các đảng viên thông qua hoạt độngcủa mình mà thể hiện và thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng.

Quyền lực Nhà nước thống nhất ở chủ thể là nhân dân cho nên chính nhân dân làchủ sở hữu Nhà nước của mình và vì thế “dân chủ là của quý báu nhất trên đời củadân” (Hồ Chí Minh). Dân chủ ví như một tài sản chính trị đặc biệt của dân, dodân xây dựng, thực hiện và bảo vệ. Là chủ sở hữu tài sản ấy, dân có quyền sở hưũvà quyền sử dụng dân chủ - đó là quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ của dân,thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của dân. Nó là một chỉnh thể toàn vẹn,thống nhất, không ai có quyền phân chia ra, không ai được chiếm đoạt quyền đócủa dân. Nó chỉ thuộc về một chủ thể là nhân dân. Các chủ thể được dân ủy quyềnthay mặt dân mà thực hiện quyền lực nhân dân để vì dân. Phục vụ dân là nghĩa vụđạo đức, là trách nhiệm chính trị đồng thời là trách nhiệm pháp lý.

Phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệmấy có hiệu quả hơn. Thước đo hiệu quả ấy là dân có được thụ hưởng thực chấtquyền và lợi của họ hay không, dân có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnhphúc, quyền làm chủ, tự quyết, phúc quyết, quản lý và giám sát hay không. Đểngăn chặn những biến dạng “phản dân chủ,” “phản quyền” (quyền bị vi phạm) và cả“hư quyền” (hư ảo, hình thức) thì cùng với phân công, phối hợp phải hết sức chútrọng, tăng cường sức mạnh kiểm soát quyền lực bởi nhân dân, từ nhân dân, donhân dân, cả trực tiếp và đại diện. Đó là những phương thức của dân chủ và cũnglà logic cấu tạo nên Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Phân công là theo chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm, gắn liền với phối hợp theo các quanhệ, theo tính chất hợp tác, cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm phục vụ dân. Phâncấp, phân quyền là sự bổ trợ của tập quyền Trung ương với tản quyền xuống địaphương và các lĩnh vực quản lý, để giảm thiểu quan liêu, tăng cường dân chủtrong việc thực thi quyền lực Nhà nước của dân chứ không phải làm phân tán, biệtlập, suy yếu quyền lực nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước đòi hỏi Đảng phải amhiểu lý luận và thực tiễn quản lý của Nhà nước pháp quyền, không buông lỏng lãnhđạo nhưng cũng không làm thay, bao biện, càng không can thiệp trái luật vào hoạtđộng độc lập của Nhà nước, nhất là của Tư pháp (Tòa án và Viện Kiểm sát).

Mặt khác, thước đo hiệu quả lãnh đạo Nhà nước của Đảng phải nhìn vào sức mạnh,hiệu quả của Nhà nước, đó là một Nhà nước mạnh, thực lực, thực quyền. Phải cơchế hóa, luật hóa quan hệ giữa Đảng với Nhà nước để phân biệt, phân định sự khácbiệt giữa Đảng với Nhà nước, nhằm khắc phục những sự lẫn lộn, chồng chéo, trùnglắp, cản trở lẫn nhau giữa những thực thể chính trị này. Nó cũng làm tăng cườngsự thống nhất, Đảng mạnh đồng thời có Nhà nước mạnh, mặt khác Nhà nước mạnh đểĐảng mạnh. Có sự đồng thuận này mới làm tăng sức mạnh của dân chủ và sự thụhưởng lợi ích của dân.

Bản chất xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa của chính thể ởViệt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước trong mô hình tổ chức, trong phương thức hoạtđộng, trong đặc trưng thiết chế và quyền lực, nhất là nhân lực... là khác biệtcủa thống nhất, khác biệt để thống nhất, thống nhất ở mục đích vì dân, khôngđược để xảy ra những mâu thuẫn, xung đột, phân liệt, bè phái làm phương hại tơíchính thể dân chủ xã hội chủ nghĩa .

Mọi xu hướng và biểu hiện “Đảng hóa Nhà nước” và “Nhà nước hóa Đảng” dẫn tới“hình thức hóa Nhà nước” (thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, hành chính mệnhlệnh, song trùng...) hoặc “hình thức hóa Đảng” với những biểu hiện vượt quyền,lộng quyền, lạm quyền có nguy cơ xảy ra trong những diễn biến phức tạp của lơịích nhóm với cơ chế thị trường và kinh tế thị trường... làm suy yếu cả Đảnglẫn Nhà nước đều gây tổn hại tới xã hội, tới nền dân chủ, quyền và lợi ích củanhân dân. Chỉ có luật hóa và pháp chế hóa các hoạt động tham chính trong thể chếdân chủ-pháp quyền mới khắc phục được những biểu hiện không lành mạnh đó.

Tóm lại, từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra những nhận xét, kếtluận về sự cần thiết, tất yếu của việc khẳng định và hiến định vai trò lãnh đạocủa Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.

Thứ nhất, tính chất chính thể xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đòi hỏi phảikhẳng định và hiến định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước và xã hội. Đó là sự thống nhất giữa xu thế khách quan của sự phát triểnnước ta với nguyện vọng, khát vọng của nhân dân, của toàn xã hội, muốn có độclập tự do hạnh phúc thì phải lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩado Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó phải thừa nhận địa vị pháp lý của Đảng trongHiến pháp.

Thứ hai, bản chất dân chủ của quyền lực nhân dân, địa vị vai trò người chủ vàlàm chủ của dân chỉ có thể được thực hiện, được bảo vệ khi nhân dân làm chủ chếđộ và Nhà nước của mình, do Đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo và cầm quyền để nhândân làm chủ bằng Nhà nước và các thiết chế xã hội ngoài Nhà nước. Đảng lãnh đạo,cầm quyền là chính đáng, hợp hiến, hợp pháp.

Thứ ba, địa vị pháp lý gắn liền với trách nhiệm pháp lý - chính trị của Đảng,trước nhân dân, dân tộc và xã hội. Đảng lãnh đạo dân nhưng dân giám sát, kiểmtra Đảng. Đảng chịu trách nhiệm trước dân và dân có nghĩa vụ thực hiện quyền xâydựng Đảng của mình. Mọi sự phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với Nhà nước và xã hội đều là không phù hợp với thực tế khách quan,không nhận thức đúng quan hệ giữa Đảng với dân, không thấy được mục đích lãnhđạo của Đảng là để vì dân và dân chủ, cũng không thấy trách nhiệm của Đảng vơídân và dân với Đảng. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, lầm tưởng rằng nhờ đódân chủ sẽ phát triển, nhân dân sẽ tự do là một ảo tưởng chính trị, nếu không vìhạn chế, sai lầm nhận thức chủ quan thì cũng là một thiên kiến, ở bên ngoàithiện chí xây dựng chính thể, không vì dân và dân chủ mà làm phương hại tới dânchủ và đi ngược lại ý nguyện, ý chí, lợi quyền của dân. Lý luận khoa học về dânchủ, về Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội cũng như thực tiễn lịch sử củacách mạng nước ta, của dân tộc Việt Nam, tự nó sẽ bác bỏ những ý đồ, mưu toanphủ nhận đó.

Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã có lịch sử hoạt động,đấu tranh cách mạng oanh liệt hơn 80 năm và đã liên tục cầm quyền gần 70 năm, từsau thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng chính thức ở vào địa vị cầmquyền.

Vai trò của Đảng, những công lao to lớn của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đôívới nhân dân và dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng và uy tín của Đảng trong lòng dân,trong dân tộc và trong phong trào cách mạng thế giới là không có gì phủ nhậnđược.

Thực tiễn lịch sử từ khi Đảng ra đời, từ khi Đảng thực hiện trọng trách của mìnhlãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc Việt Nam làm cách mạng giảiphóng dân tộc, đánh đuổi đế quốc thực dân và phong kiến giành chính quyền về taynhân dân và lập nên chế độ dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, cho đến nay,Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội đã xác nhận vị trí, vai trò, ảnh hưởng và uy tín của Đảng trongxã hội Việt Nam.

- Sự ra đời của Đảng năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử dân tộc; vơíý thức hệ tiêu biểu của thời đại, với Cương lĩnh và đường lối cách mạng đúng đắndo Đảng vạch ra dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh. Đảng đã giải quyết thành công cuộc khủng hoảng về tư tưởng lý luận vàđường lối chính trị cứu nước từ giữa thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX.Đảng đã vạch ra con đường cách mạng để giải phóng dân tộc, đưa dân tộc từ nô lệtới độc lập tự do.

- Cách mạng tháng Tám, 1945 do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã giànhđược thắng lợi, đã đánh đổ đế quốc thực dân phong kiến, giành lại độc lập chủquyền, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Đây là một trong những cuộc cách mạngđiển hình của thế kỷ XX, Đảng lãnh đạo cả dân tộc làm nên kỳ tích đó khi Đảngmới có 15 tuổi với lực lượng chưa đầy 5.000 đảng viên.

Lịch sử và truyền thống cách mạng của Đảng đã gắn liền với lịch sử và truyềnthống dân tộc, làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam bởi khai sinh ra một thời đại mới -thời đại Hồ Chí Minh, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Độc lập tự do, độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới ngay khi nước Cộng hòa non trẻ mới ra đời,thù trong giặc ngoài, tình thế hiểm nguy, ngàn cân treo trên sợi tóc, vượt quamọi thác ghềnh để bảo vệ thành quả cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốctrong suốt chín năm trường kỳ chống Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, lậplại hòa bình ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam,đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc với Điện Biên Phủtrên không đã đi vào lịch sử như một huyền thoại ở thế kỷ XX, tiến đến giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đánh thắng hai đế quốc to, cả chủnghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới.

Những chặng đường và những mốc son chói lọi đó là bằng chứng lịch sử về sứcmạnh, sức sống của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt đầy bảnlĩnh của Đảng, của Hồ Chí Minh. Dân tộc anh hùng, Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩđại đã làm cho Việt Nam đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giơíchống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

Và từ sau ngày đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc đến nay, vượtqua bao khó khăn thử thách, có lúc sóng gió hiểm nghèo, Đảng đã lãnh đạo nhândân vượt qua khủng hoảng, tiến hành đổi mới thành công, tạo nên Thế và Lực củaViệt Nam như hiện nay.

Có được những thành tựu và chiến công như thế, là nhờ có công sức đóng góp hysinh của toàn dân và toàn Đảng, thậm chí cả máu xương của biết bao anh hùngchiến sỹ, lớp lớp thế hệ nối tiếp nhau, sự hy sinh cả sức người sức của của đồngbào trọn lòng tin theo Đảng. Không một lực lượng nào, ngoài Đảng Cộng sảnViệt Nam đã đóng được vai trò lãnh đạo, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam trên conđường giải phóng để phát triển và hiện đại hóa như vậy. Cũng không có một lựclượng nào tỏ rõ đức hy sinh phấn đấu trung thành với dân tộc và nhân dân nhưĐảng Cộng sản Việt Nam. Đảng tồn tại và hoạt động chỉ vì độc lập tự do hạnhphúc của nhân dân. Không một lực lượng tổ chức nào tỏ rõ sức chiến đấu, năng lựctrí tuệ và bản lĩnh chính trị như Đảng Cộng sản Việt Nam để theo đuổi đếncùng lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao chânlý “không có gì quý hơn độc lập tự do,” làm tất cả chỉ vì hạnh phúc, quyền sống,quyền tự do và làm chủ của nhân dân như Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là mộtĐảng cách mạng chân chính, là đạo đức, là văn minh.

Lịch sử và nhân dân đã thừa nhận sự thật ấy. Thực tiễn cũng cho thấy, nhân dântin cậy và ký thác cho Đảng cả cuộc sống, tương lai, triển vọng của mình. Uy tínvà ảnh hưởng của Đảng là rộng lớn, sâu sắc và bền chặt trong lòng dân, trong kyứ́c của lịch sử đã thành truyền thống, trong hiện tại và tương lai với quan hệmáu thịt giữa Đảng với dân làm nên sức mạnh bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và bảo vệdân. Nhân dân gần gũi, gắn bó với Đảng, thừa nhận và tin cậy Đảng, coi Đảng làĐảng của mình.

Cách mạng không chỉ có thuận lợi và thành công mà cũng có không ít khó khăn,thất bại. Đảng như một cơ thể sống, cũng có khi vấp phải khuyết điểm sai lầm.Mặc dù vậy, nhân dân vẫn thừa nhận Đảng, vẫn tin và theo Đảng, bởi Đảng có đủdũng khí và bản lĩnh sửa chữa sai lầm, vượt qua yếu kém, tự phê phán, tự đổi mơíđể tự phát triển. Và, Đảng dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyềnNhà nước, xây dựng các đoàn thể, xây dựng và phát triển dân chủ. Nhân dân đoànkết một lòng, nhân dân giúp Đảng trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làmcho Đảng trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, dẫn dắt cả dân tộc đi tới, thựchiện lý tưởng và mục tiêu đã vạch ra.

Qua mọi thời kỳ lịch sử, Đảng vững mạnh trưởng thành là nhờ có dân, dân có cuộcsống ấm no tự do hạnh phúc, dân tộc có tương lai triển vọng, vượt qua tình trạnglạc hậu kém phát triển, từng bước chấn hưng và hiện đại hóa là nhờ có Đảng. Đảngtin dân và vì dân nên dân theo Đảng, tin Đảng, thừa nhận Đảng là lực lượng tiênphong, dẫn dắt, lãnh đạo cả dân tộc đi tới tương lai.

Đảng làm cho dân giác ngộ và Đảng lãnh đạo để nhân dân thực sự trở thành chủthể, làm chủ xã hội. Bởi thực tế lịch sử đó, Đảng thực hiện vai trò lãnh đào Nhànước và xã hội như thực hiện một trọng trách lịch sử mà dân tộc và nhân dân giaophó, ủy thác.

Đảng đã lãnh đạo và cầm quyền với tất cả sự xứng đáng và chính đáng, được thưànhận, được ủng hộ, được giúp đỡ, được bảo vệ, được tin tưởng bởi tuyệt đại đa sốnhân dân. Phẩm chất xứng đáng và có tất cả tính chính đáng để lãnh đạo, cầmquyền - đó là ưu thế nổi bật của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ đó, có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước và xã hội được đảm bảo về địa vị pháp lý, được quy định bởi trách nhiệmpháp lý, được tạo dựng, phát triển và bảo vệ bởi sức mạnh đoàn kết, dân chủ,đồng thuận của toàn dân, cho nên Đảng xứng đáng và chính đáng đảm nhận trọngtrách lãnh đạo, tổ chức và hoạt động của Đảng là hợp hiến, hợp pháp.

Hiện tại

Trải qua lịch sử đấu tranh cách mạng, nhất là trải nghiệm thực tiễn lãnh đạo vàcầm quyền, Đảng đã có bước trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đúcrút được những bài học quý giá.

Trước tình hình mới và yêu cầu mới hiện nay, Đảng đã xác định, phải làm cho Đảngngang tầm nhiệm vụ, phải ra sức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cũngnhư bản lĩnh cầm quyền của Đảng. Xây dựng Đảng được coi là then chốt, là nhiệmvụ hàng đầu, quan trọng nhất trong nhiệm kỳ khóa XI.

Gần đây, Hội nghị Trung ương 4, khóa XI đã ban hành Nghị quyết về “một số vấn đềcấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.” Trong những vấn đề cấp bách đặt ra đôívới Đảng hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sốngcủa một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lýcác cấp, kể cả ở cấp cao là vấn đề cấp bách nhất, xuyên suốt, bao trùm. Sự suythoái đó làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của đảng viên, của quần chúng nhândân đối với Đảng. Nếu không đẩy lùi sự suy thoái đó thì sinh mệnh của Đảng, sựtồn vong của chế độ sẽ bị thách thức.

Trong thời điểm Đảng đang tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, đang diễn racuộc chỉnh đốn tự phê bình và phê bình ở tất cả các cấp, các tổ chức Đảng thìtoàn Đảng toàn dân hiện nay lại đang đóng góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đôỉHiến pháp 1992, trong đó nổi lên vấn đề về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước và xã hội.

Đa số ý kiến đều tán thành việc hiến định vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm củaĐảng ở điều 4 bản Hiến pháp sửa đổi. Song cũng có không ít người đề nghị xóa bỏđiều 4, áp dụng mô hình đa Đảng, đa nguyên chính trị.

Đã thảo luận thì ý kiến, quan điểm khác nhau, trái nhau cũng là chuyện bìnhthường. Chân lý chỉ sáng tỏ qua thực tiễn, qua thảo luận tranh luận, đối thoạitrên tinh thần dân chủ, tôn trọng, lắng nghe nhau, “văn hóa là biết lắng nghe”(Likhachov).

Song không nên quên một thực tế là, những khi Đảng gặp khó khăn và suy yếu thìđó là lúc xuất hiện những luồng dư luận, ý kiến hoặc hoài nghi, hoặc công kích,phê phán Đảng nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thực tế đó cho thấy, việc Đảng ra sức xây dựng chỉnh đốn đội ngũ của mình, làmcho Đảng trong sạch vững mạnh là hết sức quan trọng và trở nên cấp bách. NêúĐảng mạnh và có uy tín rộng lớn trong dân, trong xã hội, nội bộ Đảng đoàn kếtthống nhất, lãnh đạo cấp cao của Đảng vững vàng, sáng suốt về phương hướng vàbản lĩnh, quan hệ giữa Đảng với dân gắn bó mật thiết thì vai trò lãnh đạo củaĐảng sẽ giữ vững được. Điều quan trọng, cốt tử nhất là ý Đảng thuận với lòngdân. Có sự ủng hộ, giúp đỡ của dân, của toàn dân tộc thì không khó khăn nàokhông thể vượt qua.

Từ thực tế như vậy, cần nhất lúc này là an dân, làm yên lòng dân bằng cách quantâm tới đời sống của dân, làm cho dân phấn khởi yên ổn làm ăn, đảm bảo nhữngđiều kiện cho dân có sự an toàn, bình ổn để phát triển. Được sự ủng hộ của dânvới một đa số tuyệt đối thì sự tồn tại, phát triển và thực thi chương trình hànhđộng của Đảng, Nhà nước với xã hội sẽ thuận lợi.

Nếu để xảy ra sự phân tâm và phân liệt trong tư tưởng, tổ chức và hành động củaĐảng thì Đảng không thể đứng vững, không thể có sức sống. Nếu lại mất phươnghướng và mắc sai lầm về nguyên tắc thì Đảng sẽ bị thách thức cả sinh mệnh lẫn sựtồn vong.

Hơn 20 năm về trước, chính biến ở Liên Xô, Đông Âu, làm cho chế độ xã hội chủnghĩa tan vỡ, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, tan rã, thể chế và quyềnlực thay đổi, làm đảo lộn trật tự xã hội, gây nên sự điêu đứng trong tình cảnhsống của dân. Tất cả bắt đầu trực tiếp, khởi phát từ sai lầm chính trị nguy hiểmlà từ bỏ điều 6 trong Hiến pháp Xô Viết, chấp nhận đa nguyên ý thức hệ, đa đảngphái, kể cả Đảng đối lập. Vào thời điểm đó, Đảng Cộng sản Liên Xô còn từ bỏcả nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho Đảng nhanh chóng mất sức chiến đấu, mấtvai trò lãnh đạo, cầm quyền, Đảng nhanh chóng trở thành một tổ chức mà hành độngngược lại, không vì dân, chỉ vì mình (vì lợi ích nhóm ở thượng tầng). Thực tếbiến dạng phũ phàng đó bộc lộ ra, đáng để cho chúng ta rút kinh nghiệm, tự mìnhcảnh báo chính mình về những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.

Ghi vào điều 4 trong Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước vàxã hội đã khó, chứng thực trong thực tiễn về Đảng phát huy vai trò như thế nào,trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội còn khó khăn gấp bội. Khó mấy cũng phải làmcho bằng được, làm cho dân tin vào phẩm chất xứng đáng và tư cách lãnh đạo, cầmquyền chính đáng của Đảng theo Hiến pháp và pháp luật, theo thể chế dân chủ-phápquyền./.

(TTXVN)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/vai-tro-lanh-dao-cua-dang-voi-nha-nuoc-va-xa-hoi/20133/187439.vnplus