Vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030

Ngày 16/10, tại Phú Thọ, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học 'Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030'.

Diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030" được tổ chức nhằm để đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta, xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam nói chung và Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đối với sự phát triển đất nước trong những giai đoạn 2011-2030.

 Diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030".

Diễn đàn khoa học "Đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030".

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cho rằng: "Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng lòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ tri thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lực phát triển".

TS. Phạm Văn Tân cho biết thêm: "Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ tri thức".

Theo TS. Phạm Văn Tân, đến nay, chúng ta đã có nhiều hoạt động tổng kết, đánh giá về công tác trí thức và việc phát huy vị trí, vai trò, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Việc hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đối với công tác trí thức vẫn đang được tiếp tục thực hiện.

Cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức có liên quan, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên đã tích cực tổ chức, triển khai hoạt động TVPB&GĐXH vào các vấn đề liên quan đến công tác trí thức. Những năm qua, chúng ta đã thực hiện rất thành công hoạt động này, giúp các cơ quan có thẩm quyền có thêm thông tin để thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình. Theo quy định tại Điều 11, Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động TV,PB&GDXH các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức thí điểm Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp cùng với 2 cơ quan khác là Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-TTg, trong 5 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã lựa chọn những vấn đề liên quan tới chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác trí thức trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để tổ chức Diễn đàn nhằm huy động đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện. Với mục đích trên, trong kế hoạch năm 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam giao cho Ban Chủ nhiệm Diễn đàn tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề: “Đánh giá, đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2030”.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức hội thảo khoa học để trình bày các báo cáo chuyên đề của các nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo quan tâm đến việc đề xuất, ban hành và thực thi có hiệu quả các cơ chế, chính sách

Rất đông quý đại biểu tham gia diễn đàn.

Cũng phát biểu tại diễn đàn, TS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ nói về quan điểm thu hút, trọng dụng nhân tài, "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Theo đó ban hành, thực hiện chính sách nhân tài phải đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách cán bộ của Đảng để có được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức "vừa hồng, vừa chuyên". Thực hiện phương châm "Kết nối với nhân tài của ngày mai từ những người có triển vọng tài năng của ngày hôm nay" và "Bốn tốt" là Đãi ngộ tốt - Cơ hội thăng tiến tốt - Môi trường làm việc tốt - Để sáng tạo tốt, trong chính sách nhân tài.

Thu hút, trọng dụng nhân tài vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài vì vậy cần thống nhất nhận thức, chủ trương và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài nhưng có trọng tâm, trọng điểm để đạt được mục tiêu, hiệu quả, bền vững.

TS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ.

Theo TS. Tạ Ngọc Hải, quản trị tốt công tác nhân tài với phương châm lấy trọng dụng là tiền đề thu hút nhân tài từ bên ngoài và phát triển nhân tài trong các cơ quan nhà nước, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công mục tiêu "đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc".

Phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài là khâu đột phá trong quản trị nhân lực công mới, trong chính sách phát triển đội ngũ trí thức, nhân lực chất lương cao trong các cơ quan nhà nước và hệ thống chính trị. Do vậy chính sách nhân tài cần gắn với vị trí việc làm có trọng tâm là nhóm lãnh đạo, quản lý và nhóm làm nghiệp vụ; tập trung vào đối tượng cán bộ nguồn cấp chiến lược; chuyên gia, quản lý giỏi; nhà khoa học đầu ngành, Lưu tú, tiêu biểu; nhà khoa học trẻ tài năng,tài năng trẻ từ học sinh, sinh viên, thanh niên và một số cá nhân kiệt xuất.

Thu hút, trọng dụng nhân tài theo hướng “có vào, có ra” trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; trở thành bình thường trong công tác cán bộ, nhằm khuyến khích, tạo môi trường, cơ hội cho người có triển vọng tài năng và tài năng thực sự phát triển.

Xem thêm video: TTXVN Lễ ký kết giữa GFS và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Nguồn: Truyền Hình Thông Tấn.

Gia Đạt

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/vai-tro-cua-tri-thuc-khoa-hoc-va-cong-nghe-trong-giai-doan-2021-2030-1448521.html