Vai trò của phát thanh trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, phát thanh là một phương tiện giúp kết nối cộng đồng, là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

Trong thông điệp nhân 13/2/2017, Tổng giám đốc UNESCO bà Irina Bokova cho rằng: “trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, phát thanh là một phương tiện giúp kết nối cộng đồng, là nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Phát thanh cũng đại diện cho tiếng nói của những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, công cụ của nhân quyền và góp phần đưa ra giải pháp cho các thách thức mà thế giới đang đối mặt”.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, phát thanh là một phương tiện giúp kết nối cộng đồng, là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, phát thanh là một phương tiện giúp kết nối cộng đồng, là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

Chúng ta phải công nhận về sức mạnh của phát thanh là một phương tiện truyền thông vô cùng hiệu quả, nó giúp kết nối mọi người gần nhau hơn, thúc đẩy các cuộc đối thoại tích cực hơn. Phát thanh là một phương tiện truyền thông giá rẻ, một công cụ truyền tải thông tin hiệu quả, nên phát thanh vẫn đến được với nhiều người dân ở khắp nơi trên thế giới hơn cả điện thoại thông minh và truyền hình.

Đây cũng là phương tiện hàng đầu đến với người dân khi họ không được tiếp cận với internet và đặc biệt những người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo và cả những người dễ bị tổn thương, những người khuyết tật, khiếm thị, thanh niên phụ nữ và người nghèo…

Phát thanh là một phương tiện truyền thông đã có từ đầu thế kỷ 19 sau khi có sự ra đời của sóng vô tuyến. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào một kỉ nguyên bùng nổ thông tin với sự phổ cập của điện thoại thông minh và nhiều phương tiện truyền thông đa phương tiện khác nhưng phát thanh vẫn có những lợi thế riêng của nó mà các loại hình truyền thông khác không có được đó là: những người tham gia giao thông, người lao động chân tay, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo.

Trụ sở Trung tâm phát thanh Quốc gia (VOV) tại số 58 Quán Sứ, Hà Nội.

Nếu trên đất liền không có phát thanh thì có truyền hình, không có truyền hình thì có Internet để nghe, để xem nhưng khi ngư dân ra khơi, cách đất liền hàng trăm hải lý, đằng đẵng hàng tháng trời thì không có phương tiện nào khác ngoài phát thanh. Có ngư dân đã nói với tôi rằng: “khi ra khơi chỉ toàn sóng, gió và nước mà được nghe thấy tiếng người (tiếng đài) tôi cảm thấy gần đất liền hơn, yên tâm hơn." Ngoài ra khi có thiên tai, địch họa xảy ra ở cả một vùng, ngăn cách giữa các khu vực hàng nhiều chục km thì các phương tiện thông tin đến với người dân lúc đó chỉ có thể là chiếc radio.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số (xã hội số, kinh tế số, chính phủ số, nền văn hóa số…), kỷ nguyên của IoT, của Big Data và AI, …chính nó đã tạo nên một thế giới phẳng, chính nó đã lập lại cả trật tự của thế giới, đã làm thay đổi cả tâm lý, tập quán…của con người và đặc biệt gần đây do đại dịch Covid-19 mà tốc độ chuyển đổi số ở các quốc gia đã diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Đầu tháng 5/2020, Bộ Thông tin &Truyền thông đã tổ chức một cuộc hội thảo với cái tên vừa hài hước nhưng lại rất hấp dẫn và thực tế.

“Covid-19, cú huých trăm năm cho chuyển đổi số”. Cũng chính vì Covid-19 mà các hình thức tuyên truyền và cả kinh doanh trên các nền tảng truyền thông số đã thay đổi. Theo số liệu của các báo cáo trong hội thảo: Các thuê bao Netflix (trang mạng xem phim) tăng 63% ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương; tăng 38% ở Châu Âu-Châu Phi- Trung Á; tăng 5% ở Mỹ-Canada; tăng 24% ở Châu Mỹ La tinh so với cùng kỳ năm 2019.

Phát thanh luôn tạo tính gần gũi với thính giả bởi khả năng tương tác tốt.

Còn ở Việt Nam Netflix tăng 60%, trong khi đó dịch vụ truyền hình cáp truyền thống giảm khoảng 1 triệu thuê bao, OTT TV giảm 32% thuê bao so với cùng kỳ năm 2019. Cũng tại Việt Nam xuất hiện xu thế mới về sự dịch chuyển mô hình kinh doanh đó là các loại hình dịch vụ nội dung số có thu phí (như báo chí dữ liệu, các App báo chí,…); các gói cước giá rẻ cho phân khúc thị trường OTT TV trong nước; Đa dạng hóa dịch vụ nội dung, tận dụng kho nội dung sẵn có được công chúng quan tâm và truy cập nhiều hơn.

Trong khi tất cả các lĩnh vực đều có sự chuyển đổi số và có sự dịch chuyển do chuyển đổi số thì phát thanh cũng không là ngoại lệ. Về phát sóng số mặt đất hiện có rất nhiều chuẩn, điển hình phải kể đến là DAB+/DAB; DRM+/DRM; HD Radio…đã và đang được phát chính thức ở rất nhiều nước Châu Âu, trong đó có Nauy đã dừng hẳn phát sóng FM để phát sóng số tiêu chuẩn DAB+ ở phát thanh đài Quốc gia từ cuối năm 2017; Mỹ (HD Radio); Úc và Newzeland (DAB+ và DRM…) trong khi đó một số nước vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm để tìm cho mình một chuẩn phù hợp nhất.

Máy phát sóng số có lợi thế hơn máy phát Analog là một máy phát có thể phát được nhiều chương trình, với nhiều giá trị gia tăng khác nên lợi ích của phát sóng số mặt đất là tiết kiệm tài nguyên tần số, tiết kiệm đầu tư, tiết kiệm chi phí khai thác vận hành, chất lượng tín hiệu âm thanh tốt hơn, không bị can nhiễu, ngoài âm thanh có thể gửi kèm thêm một số thông tin như Text (thời tiết, tỉ giá ngoại tệ, chứng khoán, hướng dẫn giao thông….); hình ảnh (hình ảnh ca sĩ, ảnh PTV, ảnh BTV…). Bên cạnh việc phát sóng số mặt đất thì phát thanh còn được phát trên Web, trên mạng xã hội, trên ứng dụng OTT, Spotify, Youtube, Podcast...

Tuy vậy khác hẳn với chuyển đổi số ở các lĩnh vực khác, với phát thanh cách thức chuyển đổi số đa dạng hơn, nhưng chưa có một lộ trình cụ thể, trong khi đó phát thanh truyền thống trên AM, FM vẫn là công cụ và phương tiện thu nghe phổ biến trong phát thanh đối nội của người dân, nhất là những người tham gia giao thông, người dân ở các vùng quê, miền núi, hải đảo...

Đặc biệt theo thống kê trong thời gian giãn cách xã hội thì số lượng người nghe đài bằng phương thức truyền thống lại tăng hơn nhiều vì lúc này ngoài những thông tin thông thường thì điều đầu tiên ai cũng quan tâm là tình hình Covid ở nước ta và các nước trên thế giới, vì thông tin trên phát thanh luôn nhanh nhất và tiện lợi nhất, đặc biệt là các hệ thống truyền thanh cơ sở luôn hoạt động hết công suất và phát huy tác dụng của nó hơn lúc nào hết.

Tại quốc đảo Solomon, trong khi điện thoại thông minh và các loại hình công nghệ đang ngày càng phổ biến, phát thanh vẫn là một phương tiện hữu hiệu tại đây, đặc biệt với các khu vực ngoài thủ đô.

Theo Giám đốc Trung tâm truyền thông đa phương tiện Quốc đảo Solomon Moddie Nanau: “Hầu hết người dân không tiếp cận được Internet hay tivi, nghe đài vẫn là một sở thích hàng ngày của họ”.

Như vậy có thể nói rằng trong kỷ nguyên số phát thanh vẫn không hề bị các loại hình truyền thông khác lấn át, các phương thức truyền dẫn số trên phát thanh mặt đất, trên các ứng dụng trên nền tảng Internet chỉ là phát triển thêm phương thức truyền dẫn mới chứ chưa thể thay thế các phương thức truyền dẫn trên nền tảng truyền thống hiện nay./.

Th.S Vũ Hải Quang-Phó TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/vai-tro-cua-phat-thanh-trong-ky-nguyen-so-1062279.vov