Vai trò của chính sách công nghiệp để vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Ngày 23-5 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM) tổ chức hội thảo 'Vai trò của chính sách công nghiệp trong vượt qua bẫy thu nhập trung bình'.

TS Nguyễn Thị Tuệ Anh- Phó Viện trưởng CIEM cho biết, thu nhập trung bình là bẫy khá phổ biến, khiến nhiều quốc gia sau khi đạt được mức thu nhập trung bình đã không thể vượt qua và phải chấp nhận sự thất bại.

Hậu quả là, nền kinh tế chỉ “quanh quẩn” ở quy mô và mức thu nhập trung bình mà không thể tiến xa, trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao được. Một số quốc gia hiện đang rơi vào tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình, như Malaysia, Indonesia...trong khi Hàn Quốc nổi lên là một bài học sáng giá về “vượt vũ môn”, đi lên trở thành nước công nghiệp hóa và phát triển, đạt tiêu chuẩn của một quốc gia đạt mức thu nhập cao.

Đất nước này đã thành công ngoạn mục nhờ một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngành công nghiệp trọng yếu như chế tạo máy, điện tử, cơ khí, sản xuất động cơ, thiết bị công nghiệp...theo chuẩn chất lượng của các nước công nghiệp hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Nhật, Anh, Ý, Đức...

Việt Nam cũng đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp cũng như đang hướng tới mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 10.000 USD/người vào năm 2035.

Việt Nam cũng đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp cũng như đang hướng tới mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 10.000 USD/người vào năm 2035.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp cũng như đang hướng tới mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 10.000 USD/người vào năm 2035. Vì vậy, Việt Nam cũng đang phải đối diện với thách thức phải vượt qua bẫy thu nhập trung bình và điều đó đòi hỏi sự vào cuộc, điều hành sáng suốt, phù hợp của Chính phủ.

Trong đó, chính sách công nghiệp được coi là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển công nghiệp phục vụ tăng trưởng kinh tế ngành, kết hợp cải thiện, nâng cấp chất lượng phát triển của cả nền kinh tế.

Th.s Hoàng Trường Giang- Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, lực lượng lao động và kỹ năng lao động là yếu tố quyết định, phải nâng cao năng suất lao động của người lao động và của chính doanh nghiệp. Khi tạo ra được sản phẩm trí tuệ, thì người lao động ứng dụng sản phẩm đó thì mới tạo ra sản phẩm giá trị cao.

“Bao nhiêu năm nữa thì Việt Nam thoát khỏi bẫy trung bình thấp để vào nhóm trung bình cao? Muốn tiến lên được 4000 USD/ 1 đầu người. Với mức tăng trưởng bình quân 6,5-6,7%/ năm như hiện nay thì GDP phải tăng lên 60%, tức là gấp 1,6 lần. Tức là chúng ta phải mất gần 10 năm nữa thì mới đạt được mức thu nhập 4000 USD, đạt ngưỡng thu nhập trung bình cao.” Ông Giang phân tích.

Ông Ngô Minh Tuấn- CIEM cũng cho rằng, mục tiêu phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước, hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ theo cụm, liên kết chuỗi ngành hàng.

Theo bà Tuệ Anh, Chính phủ, các cơ quan chức năng cần tìm cách huy động, phát huy tối đa tiềm lực và tận dụng cơ hội để tập trung hỗ trợ phát triển công nghiệp; trong đó có tham khảo các bài học quốc tế, chú trọng vào khu vực tư nhân để bảo đảm mục tiêu vượt qua bẫy thu nhập trung bình...

Lưu Hiệp

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/thi-truong/xac-dinh-chinh-sach-cong-nghiep-de-vuot-qua-bay-thu-nhap-trung-binh-546248/