Vạch sơn sát vỉa hè có ý nghĩa gì?

Ở những đoạn đường trong đô thị không có biển cấm dừng cấm đỗ, lại có vạch kẻ đường gần sát vỉa hè. Vậy ý nghĩa của nó là gì?

Dựa trên Thông tư 17/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, vạch kẻ đường được đề cập đến chính là vạch kẻ đường nằm ngang, là một trong hai loại vạch kẻ đường được quy định theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” Mã số đăng ký: QCVN 41: Dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng, được ban hành kèm theo Quy chuẩn này, cụ thể như sau:

"Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường:

46.1 Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;

Ở những đoạn đường trong đô thị không có biển cấm dừng cấm đỗ, lại có vạch kẻ đường gần sát vỉa hè

Ở những đoạn đường trong đô thị không có biển cấm dừng cấm đỗ, lại có vạch kẻ đường gần sát vỉa hè

46.2 Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;

46.3 Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy."

"Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường:

47.1 Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;

47.2 Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;"

Còn để tìm hiểu chi tiết về quy chuẩn chi tiết về từng loại vạch kẻ đường thì bạn có thể tìm hiểu tại phụ lục G và H ban hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”.

Bởi Thu Hà, 12:00, 09/01/2021

Nguồn Cartimes: http://cartimes.vn/bai-viet/vach-son-sat-via-he-co-y-nghia-gi-7406.htm