Uy tín hàng 'Made in Japan' suy giảm nghiêm trọng khi các ông chủ tiếc tiền đầu tư

Các báo cáo về chất lượng sản phẩm thực tế do các luật sư có được cho thấy bức tranh chất lượng sản phẩm Nhật bản tồi tệ hơn nhiều so với những gì người ta từng được biết.

Ảnh: Nikkei

Hàng loạt những bê bối liên quan đến tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng gây chấn động ngành sản xuất Nhật đã che giấu đi sự thật rằng người lao động thường phải cố gắng quá mức để làm nhanh bước kiểm tra chất lượng trong khi họ cố gắng đảm bảo hoạt động sản xuất theo đúng yêu cầu tại các nhà máy đã cũ kỹ theo thời gian.

Theo một báo cáo gây nhạc nhiên từ Subaru được báo Nikkei trích đăng, những tòa nhà và hệ thống điều hòa cũ kỹ đã khiến cho hoạt động kiểm tra tốc độ và khí thải không thể đạt chuẩn cho phép.

Một chi nhánh khác của Mitsubishi Materials đã phải chấp nhận đẩy ra sản phẩm nhôm chưa đạt chuẩn bởi nhà kho chứa sản phẩm để tái kiểm tra sẽ không còn đủ chỗ. Công ty đã che giấu cho sai sót của mình bằng việc cố tình dán nhãn chất lượng sai lên sản phẩm.

Các báo cáo về chất lượng sản phẩm thực tế do các luật sư có được cho thấy bức tranh chất lượng sản phẩm Nhật bản tồi tệ hơn nhiều so với những gì người ta từng được biết.

Chất lượng sản phẩm cao đã giúp cho sản phẩm Nhật có khả năng cạnh tranh rất cao trên thế giới. Khi mà các công ty Nhật ngày một đổ nhiều tiền vào các nhà máy ở nước ngoài để tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại địa phương, người lao động tại chính các nhà máy của họ ở nội địa ngày một lo sợ về khả năng nhà máy của họ sẽ bị đóng cửa, đã cố gắng đến kiệt quệ để đảm bảo thời gian giao hàng.

Subaru, hãng xe mới đây buộc phải thu hồi khoảng 100 nghìn chiếc xe do lỗi kiểm tra, đã sử dụng các công cụ và hạ tầng kiểm tra từ thập niên 1960 tại nhà máy ở Gunma. Tại nhà máy của Nissan tại tỉnh Tochigi, hệ thống điều hòa tại khu vực kiểm tra khí thải được lắp đặt từ năm 1977. Nissan đã không kiểm tra tốt hệ thống khí thải xe.

Đầu tư vào nguồn nhân lực đồng thời giảm sút. Sau khi Renault cứu Nissan vào năm 1999, hãng xe Nhật này đã không ngừng sa thải nhân lực. Chính vì vậy, Nissan mất đi nhiều nhân lực giỏi.

Tình trạng thiếu nhân lực cũng chính là một yếu tố quan trọng gây ra các bê bối chất lượng. KYB, công ty mới đây đã bán ra thị trường thiết bị kiểm tra các cú sốc động đất, chỉ có 8 kiểm tra viên. Đã có thời điểm chỉ có 1 kiểm tra viên làm việc.

Các nhà sản xuất Nhật bao nhiêu lâu nay luôn định vị việc xây dựng các nhà máy tại nội địa như nhà máy mẹ nơi họ cải tiến để đạt đến sự hoàn hảo và hiệu quả. Sau đó, họ chuyển giao công nghệ sang các nhà máy ở nước ngoài. Thế nhưng cuối cùng, việc xây dựng nhà máy công nghệ cao ở nước ngoài lại ảnh hưởng xấu đến nhà máy tại nội địa.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/uy-tin-hang-made-in-japan-suy-giam-nghiem-trong-khi-cac-ong-chu-tiec-tien-dau-tu-3479263.html