Uy lực nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ triển khai rầm rộ đối phó Iran

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln gồm một tuần dương hạm và 4 khu trục hạm cùng một máy bay ném bom chiến lược có thể hủy diệt cả một quốc gia.

Hải quân Mỹ vừa triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) và phi đội máy bay ném bom chiến lược đến Trung Đông để dằn mặt Iran. Việc triển khai được thực hiện sau khi Mỹ gọi lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là tổ chức khủng bố. Ảnh: Reuters.

Hải quân Mỹ vừa triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) và phi đội máy bay ném bom chiến lược đến Trung Đông để dằn mặt Iran. Việc triển khai được thực hiện sau khi Mỹ gọi lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là tổ chức khủng bố. Ảnh: Reuters.

CVN-72 được triển khai cùng một tuần dương hạm, 4 tàu khu trục, hình thành nên nhóm tác chiến tàu sân bay đầy uy lực trên biển mà chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được. Ảnh: Hải quân Mỹ.

USS Abraham Lincoln là tàu sân bay thứ 5 thuộc siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu có thể mang theo tới 90 máy bay các loại, số máy bay này tương đương với không quân của một quốc gia. Trong đó nòng cốt sức mạnh là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đặc biệt, CVN-72 là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đạt chứng nhận triển khai hoạt động tiêm kích tàng hình F-35C. Việc Mỹ điều tàu sân bay mang tiêm kích tàng hình đến Trung Đông được xem là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các động thái gần đây của Iran. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Hộ tống cho CVN-72 là tuần dương hạm USS Leyte Gulf (CG-55), lớp Ticonderoga. Tàu có chiều dài 173 m, rộng 16,8 m, lượng choán nước 10.000 tấn. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với 122 ống phóng thẳng đứng Mk41 có thể phóng tên lửa phòng không, chống ngầm, đặc biệt là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Ngoài ra, tàu còn được vũ trang 2 pháo 127 mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm. CG-55 thuộc loại chiến hạm đa năng có thể làm nhiệm vụ tấn công và phòng thủ toàn diện. Nó có thể tác chiến độc lập hoặc phối hợp biên đội tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đội hình hộ tống cho CVN-72 còn có tàu khu trục USS Bainbridge (DDG 96), lớp Arleigh Burke, loại tàu khu trục mạnh mẽ và đông đảo nhất thế giới với 66 tàu đang hoạt động. DDG-96 được trang bị 96 ống phóng thẳng đứng Mk41, pháo 130 mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon cùng vũ khí phòng thủ khác. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tàu khu trục USS Gonzalez (DDG 66), lớp Arleigh Burke. Tàu được trang bị 90 ống phóng thẳng đứng Mk41, pháo 127 mm, ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và vũ khí phòng vệ khác. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tàu khu trục USS Mason (DDG 87), lớp Arleigh Burke. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 2003. Nó từng bị phiến quân Houthi phóng 2 tên lửa chống hạm khi đi qua eo biển Bad-el-Mandeb, nhưng hệ thống vũ khí phòng thủ trên tàu đã đánh chặn thành công. Ảnh: Hải quân Mỹ.

USS Nitze (DDG 94), lớp Arleigh Burke. Tàu được trang bị 96 ống phóng thẳng đứng Mk41. Về mặt lý thuyết, 5 tàu chiến hộ tống cho CVN-72 có thể mang theo tới 500 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk trong cấu hình tấn công phủ đầu, chưa tính số vũ khí trên các máy bay chiến đấu. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress là cỗ máy tấn công trên không đáng sợ. Nó có thể mang theo 31 tấn bom, đạn các loại. Đặc biệt, B-52H đã được nâng cấp để mang vũ khí dẫn đường tầm xa, cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác cao mà không cần phải đi vào khu vực phòng không của đối phương. Ảnh: Không quân Mỹ.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/uy-luc-nhom-tac-chien-tau-san-bay-my-trien-khai-ram-ro-doi-pho-iran-post943917.html