Uy lực lưới phòng thủ tên lửa bờ Việt Nam khi bày binh bố trận

Lực lượng tên lửa bờ của Việt Nam cũng có sự phối hợp của nhiều loại tổ hợp hiện đại, cung cấp hỏa lực đa nền tảng, phù hợp với nhiều loại mục tiêu và nhiều cự ly tác chiến khác nhau.

Trong số các loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện tại, có ba tổ hợp được coi là lợi hại nhất bao gồm 4K51 Rubezh, 4K44 Redut và tổ hợp K-300P Bastion-P. Nguồn ảnh: TL.

Trong số các loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện tại, có ba tổ hợp được coi là lợi hại nhất bao gồm 4K51 Rubezh, 4K44 Redut và tổ hợp K-300P Bastion-P. Nguồn ảnh: TL.

Trong đó, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ K-300P Bastion-P được xem là tổ hợp hiện đại bậc nhất của Việt Nam. Tổ hợp này mới chỉ được Nga cho ra mắt vào năm 2011 và trên thế giới chỉ có duy nhất ba quốc gia đó là Việt Nam, Nga và Syria hiện đang sở hữu loại vũ khí này. Nguồn ảnh: TL.

K-300P Bastion-P có tầm bắn cực lớn, tối đa lên tới 300 km khi bay ở hành trình bay cao/thấp hỗn hợp hoặc 120 km ở tầm bay thấp nhằm tránh radar. Bản thân tên lửa của Bastion-P có khả năng bay cao lên tới 14 km nhưng khi tiến vào pha cuối có thể hạ độ cao xuống chỉ còn 15 mét. Nguồn ảnh: TL.

Không chỉ được coi là tổ hợp tên lửa bờ hiện đại bậc nhất của Việt Nam hiện tại, K-300P Bastion-P hiện cũng được đánh giá là tổ hợp hiện đại bậc nhất thế giới. Việc ít quốc gia tiếp cận được với tổ hợp này cũng khiến các kỹ năng chiến đấu, kỹ thuật tác chiến của nó rất khó bị đối phương "bắt bài". Nguồn ảnh: QPVN.

Tiếp theo là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Đây là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động được Liên Xô phát triển trong thời gian từ năm 1950 tới năm 1960. Nguồn ảnh: TL.

Tổ hợp này được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên biển tầm xa. Tùy vào từng phiên bản có thể đạt tầm bắn từ 450 km cho tới tối đa 750 km trên các phiên bản hiện đại hóa sau này. Nguồn ảnh: TL.

Dù đã ra đời từ lâu, tuy nhiên tên lửa Redut vẫn có hành trình bay khá hiện đại khi có thể đạt độ cao tối đa lên tới 7000 mét so với mực nước biển, sau đó hạ thấp xuống dưới 100 mét ở pha cuối. Nguồn ảnh: TL.

Hiện tại, trên thế giới còn năm quốc gia đang sử dụng loại tên lửa phòng thủ bờ này trong biên chế của mình. Trong đó có Liên Xô, Nga, Nam Tư, Syria và Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Cuối cùng là tổ hợp 4K51 Rubezh với nhiệm vụ chính là bổ sung hỏa lực bảo vệ bờ biển ở tầm gần. Tổ hợp này có hai ống phóng, có khả năng kết hợp với pháo tự hành bờ biển nhằm đối phó với các mục tiêu đã ở tầm quá gần, tên lửa không thể khai hỏa được.

Tổ hợp này sử dụng tên lửa P-15M. Khi phóng, tên lửa P-15M sẽ bay cách mặt nước từ 25 tới 50 mét, pha giữa sử dụng điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính và pha cuối dùng radar chủ động.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này là 80km với tốc độ cận âm Mach 0.9. Tên lửa mang theo đầu đạn nổ nặng 513 kg và thích hợp để tiêu diệt các mục tiêu như tàu vận tải hoặc tàu đổ bộ của đối phương vốn không có khả năng tự vệ. Nguồn ảnh: TL.

4K51 Rubezh đã phục vụ trong biên chế của Quân đội Việt Nam gần 30 năm và đã trở thành một trong những lá chắn tên lửa của Đoàn tên lửa 679 bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/uy-luc-luoi-phong-thu-ten-lua-bo-viet-nam-khi-bay-binh-bo-tran/20191114012432150