Uống rượu bia bị đỏ mặt, vì sao?

Uống rượu bia bị đỏ mặt là hiện tượng gặp ở rất nhiều người. Hiện tượng này không phải do tửu lượng của người đó mà phản ánh tình trạng của cơ thể khi tiếp nhận lượng cồn trong rượu bia.

Nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia

- Do trong các thức uống này có chứa chất mang tên ethanol, khi vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất hoạt chất acetaldehyde được tích tụ nhiều trong máu. Hoạt động này khiến cho các mao mạch dưới da giãn ra, gây ra hiện tượng đỏ mặt, nóng bừng. Một số trường hợp có thể đỏ toàn thân, và kèm theo triệu chứng tim đập nhanh.

- Tùy vào cơ địa từng người mà khả năng đáp ứng nồng độ cồn trong máu khác nhau. Những người có ngưỡng đáp ứng thấp thì khi uống rượu bia, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng dễ bị đỏ lên.

Uống rượu bia bị đỏ mặt là do tốc độ phân giải ethanol alcohol của rượu trong máu nhanh hay chậm (Ảnh minh họa)

Ngoài ra theo TS Amitava Dasgupta, Trung tâm khoa học sức khỏe, Đại học Texas cho biết: "Nếu bạn uống hai ly rượu thực sự nhanh, như hơn hai ly trong một giờ, cơ thể sẽ không thể loại bỏ acetaldehyd đủ nhanh, vì vậy mặt bạn có thể chuyển sang màu đỏ".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Do sự khác biệt về bộ gen, 80% người Đông Á gặp phải phản ứng này vì họ đã thừa hưởng một bản sao quá tích cực của một gen chuyển hóa rượu đến mức phân hủy acetaldehyd cực nhanh, đôi khi nhanh hơn tới 100 lần. Do đó, họ không có trải nghiệm về "say rượu" thông thường. Thay vào đó, ALDH2 (aldehyd dehydrogenase 2) khiến acetaldehyd thoát khỏi máu với tốc độ chậm lại, thúc đẩy sự tích tụ acetaldehyd và đỏ mặt nhiều hơn đáng kể. "Điều này có thể đi kèm với nhịp tim nhanh".

3 lưu ý khi uống rượu bia

Để khi uống rượu bia ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe cần chú ý những điều sau:

Không dùng trà ngay sau khi uống rượu bia

Trà có chứa thành phần tannin có thể làm cho cồn thẩm thấu vào dạ dày nhanh hơn, điều này sẽ có hại cho dạ dày.

Không uống rượu bia khi đói

Ảnh minh họa

Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, nếu kết hợp thêm với chất cồn trong rượu, bia thì bạn sẽ dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.

Không tắm ngay sau khi uống rượu bia

Khi uống rượu bia xong bạn tuyệt đối không nên tắm dù là tắm nước nóng hay nước lạnh.

Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm tình trạng say càng nghiêm trọng, có khi còn gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

Tắm nước lạnh sẽ khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, khi bị kích thích bởi nước lạnh, huyết quản sẽ co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Tốt nhất sau khi uống rượu bia nên nằm nghỉ cho đến khi cơ thể tỉnh táo, sau đó đi tắm thì sẽ an toàn hơn.

Xem thêm: Đỏ mặt khi uống rượu bia nguy cơ mắc 3 bệnh nguy hiểm này

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/uong-ruou-bia-bi-do-mat-vi-sao-d168507.html