Ung thư võng mạc mắt nguy hiểm thế nào?

Ung thư võng mạc mắt là căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể khiến trẻ phải khoét bỏ mắt, gây mù lòa cả đời, mạng hơn là mất mạng.

Ung thư võng mạc là gì?

Ung thư võng mạc mắt là bệnh thường gặp ở trẻ em từ 8- 26 tháng tuổi.

Bệnh ung thư võng mạc thường phát ra ở một bên mắt, sau đó một thời gian bệnh lan sang cả hai bên. Mức độ ung thư cả hai mắt chiếm 25% trong tổng số những trẻ mắc chứng bệnh này.

Bệnh ung thư võng mạc nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì mắt của trẻ vẫn được giữ nguyên, một số trường hợp thị lực có giảm nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư võng mạc chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế 30% trường hợp mắc bệnh này có tính di truyền từ gia đình, 70% còn lại mắc bệnh có thể do bị đột biến gien bất thường.

Đôi mắt của bệnh nhi bị ung thư võng mạc.

Đôi mắt của bệnh nhi bị ung thư võng mạc.

Các di chứng bệnh ung thư võng mạc có thể để lại là mù lòa, khối u di căn lên não theo dây thần kinh thị giác dễ dẫn đến thiệt mạng…

Ung thư võng mạc có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi các khối u phát triển quá lớn, ăn lan ra ngoài nhãn cầu xâm lấn dây thần kinh thị giác thì trẻ sẽ phải khoét bỏ nhãn cầu sau đó hóa trị, xạ trị. Ở những trường hợp nặng, dù được chữa khỏi, bệnh nhân còn phải đối mặt với biến chứng mù lòa.

Bệnh ung thư võng mạc có thể di căn sang các bộ phận như: Hốc mắt, hệ thần kinh trung ương, xương sọ, di căn tới tủy xương và di căn đến các tạng là gan, thận qua đường máu.

Dấu hiệu ung thư võng mạc

Bệnh ung thư võng mạc có những biểu hiện rất đa dạng.

Người mắc bệnh thường có ánh đồng tử trắng khi chụp ảnh ban đêm (thay cho hình ảnh dấu hiệu mắt đỏ khi chụp ảnh). Dấu hiệu này rất dễ nhận thấy, bạn chỉ cần chú ý quan sát các bức ảnh chụp ban đêm có dùng đèn flash là có thể nhận biết được.

Màu mắt thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu ung thư võng mạc.

Dấu hiệu thường gặp thứ hai của bệnh ung thư võng mạc là tình trạng lác. Mắt của trẻ không nhìn thẳng mà có thể lác vào trong hoặc ra ngoài.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh này có thể có biểu hiện mắt đau, đỏ, nhìn kém, lồi mắt, dị sắc mống mắt (màu sắc lòng đen hai mắt khác nhau), mắt giãn to….

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh bệnh cạnh các biểu hiện lâm sàng, để phát hiện chính xác bệnh, bệnh nhân cần phải làm siêu âm, chụp CT Scanner, cộng hưởng từ… để xác định kích thước, vị trí khối u trong mắt cũng như hình ảnh di căn của khối u vào hốc mắt, ổ di căn ở não...

Cách điều trị ung thư võng mạc

Để điều trị ung thư võng mạc căn cứ vào tình hình thực tiễn của bệnh nhân có thể áp dụng các phác đồ khác nhau.

+ Bệnh nhân ung thư võng mạc, có thể phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu và thần kinh thị giác, nạo vét tổ chức hốc mắt để điều trị dứt điểm bệnh.

+ Bệnh nhân có thể điều trị bằng cách hóa trị toàn thân, hóa trị tại chỗ, đĩa xạ.

+ Xạ trị ngoài vào hốc mắt đã phẫu thuật bỏ nhãn cầu cũng là cách nhiều bác sĩ áp dụng trong chữa trị bệnh.

Những hình ảnh khủng khiếp của bệnh ung thư võng mạc

Hình ảnh khối u chưa xâm lấn qua thành củng mạc. (Ảnh: Bacsinoitru)

Hình ảnh khối u màu đen sát thành củng mạc. (Ảnh: Bacsinoitru)

Cận cảnh đôi mắt bệnh nhân ung thư võng mạc.

Nhãn cầu của bệnh nhân lồi lên.

Thu Nguyên

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ung-thu-vong-mac-mat-nguy-hiem-the-nao-d426685.html