Ứng dựng sử dụng công nghệ thân thiện môi trường trong hỏa táng

Để giới thiệu Công nghệ hỏa táng thân thiện môi trường sử dụng lò hỏa táng TABO, Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực vừa tổ Hội thảo với sự tham dự của Sở Tài nguyên và Môi trường nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Hợp Lực cho biết: Việc ứng dụng công nghệ trong dịch vụ hỏa táng có ý nghĩa rất lớn bởi không chỉ tiết kiệm quỹ đất mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quan niệm hỏa táng cho người đã khuất vẫn còn “nặng nề” trong đại bộ phận người dân khiến nhiều nơi quỹ đất đang bị thu hẹp. Trong khi đó, tai nhiều địa phương, việc vận hành đài hóa thân vẫn còn nhiều bất cập khiến đời sống người dân bị đảo lộn. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong hỏa táng đang vấn đề được nhiều người quan tâm.

Được biết, TABO là nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới và được xem như là chuẩn mực về lò hỏa táng trên toàn thế giới. TABO bắt đầu chế tạo lò hỏa táng từ năm 1932 và các sản phẩm của TABO luôn là sản phẩm cao cấp nhất được ứng dụng công nghệ tiên tiến của Thụy Điển. Nhiều lò hỏa táng trên thế giới được sử dụng có tuổi thọ trên 30 năm. Tại Việt Nam Lò hỏa táng TABO nhãn hiệu nổi tiếng đã được lắp đặt tại Việt Nam ( hơn 20 lò hỏa táng) rộng khắp Việt Nam, là lò hỏa táng duy nhất hiện nay đáp ứng tốt nhất các điều kiện về môi trường của Việt Nam về lò hỏa táng ( QCVN 02-2012/BTNMT). Lò hỏa táng TABO là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài về quá trình hỏa táng cộng với nhiều năm kinh nghiệm thực tế. Nhờ vào công nghệ hiện đại, lò hỏa táng loại này sẽ tiết kiệm nhiên liệu rất nhiều, đồng thời bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất và thỏa mãn yêu cầu về điều kiện vệ sinh với tiêu chuẩn 4 không: không khói, không bụi, không mùi, không khí độc. Bên cạnh đó, tiếng ồn lò hỏa táng hoạt động cực thấp và hiệu quả cao.

Tham dự hội thảo, ông Đoàn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre cho rằng: Hiện đang có “xung đột” về đất đai giữa người sống và người đã khuất bởi quan niệm về hỏa táng vẫn còn nặng nề với nhiều người dân,. Đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ nơi vẫn giữ phong tục chôn người đã khuất quanh nhà gây nên nhiều hệ lụy tới môi trường, đất đai. Chính vì vậy, để việc thay đổi quan niệm về hỏa táng cần phải có những thay đổi trong chính sách như quy định vị trí đặt và tuyên truyền quảng bá về lợi ích với môi trường cho người dân.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho biết 1 ngày bình quân trên cả nước có 1.557 người mất, vậy 1 năm có khoảng 600 ngàn người. Như số liệu ước tính này, thì nếu thực hiện hỏa táng thì sẽ tiết kiệm được 4/5 diện tích đất (hỏa táng chỉ mất 1m2, hung táng phải mất 5 m2). Một vấn đề nữa, vấn đề quy hoạch nghĩa trang cho các địa phương nói chung, đặc biệt như Hà Nội là rất khó khăn với quy mô khoảng 100 ha. Như vậy, mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực thì có thể làm trong diện tích 1 ha góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm quỹ đất cho tương lai.

Điểm khác biệt lớn nhất của lò TABO là công nghệ nền lò, công nghệ thoát khí, giúp khói không bị đen, mà vẫn bảo vệ môi trường... là lý do khiến Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực lựa chọn lắp đặt lò thứ 4 tại Thanh Hóa. Nâng tổng số sản phẩm hỏa táng tiên tiến này tại Việt Nam là 19 sản phẩm.

Phương Linh

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/thoi-su/ung-dung-su-dung-cong-nghe-than-thien-moi-truong-trong-hoa-tang-1256163.html