Ứng dụng của robot trong việc quản lý sức khỏe cộng đồng và các bệnh truyền nhiễm

Liệu robot có thể là nguồn lực hiệu quả trong việc chống lại COVID-19? Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, các robot có khả năng được triển khai để đảm nhận việc khử trùng, cung cấp thuốc và thực phẩm, đo các dấu hiệu quan trọng và hỗ trợ kiểm soát phòng bệnh ở biên giới. Khi dịch bệnh leo thang, vai trò tiềm năng của robot ngày càng rõ ràng hơn.

Những nhân viên y tế và robot của lực lượng cảnh sát Trung Quốc di chuyển tại sân bay quốc tế Vũ Hán, Trung Quốc để trở về nhà khi lệnh phong tỏa thành phố này được dỡ bỏ sau 76 ngày xảy ra đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Những nhân viên y tế và robot của lực lượng cảnh sát Trung Quốc di chuyển tại sân bay quốc tế Vũ Hán, Trung Quốc để trở về nhà khi lệnh phong tỏa thành phố này được dỡ bỏ sau 76 ngày xảy ra đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Thực tế, có ba lĩnh vực rộng lớn mà robot cho thể tạo ra sự khác biệt, bao gồm chăm sóc lâm sàng (như sử dụng viễn thông và công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâm sàng từ xa cho người bệnh, và khử nhiễm), hậu cần (như giao hàng và xử lý chất thải gây ô nhiễm), và thăm dò (như giám sát việc tuân thủ kiểm dịch tự nguyện).

Đối với từng lĩnh vực này, có nhiều phát triển rộng lớn, cũng như các cơ hội, sẽ được khám phá trong chế tạo robot. Thay vì khử trùng bằng thủ công, các robot khử trùng tự trị hoặc điều khiển từ xa có thể giúp việc khử trùng có hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các thế hệ robot mới, từ vĩ mô đến vi mô, được phát triển để định vị các khu vực nguy cơ cao và làm việc liên tục để khử trùng tất cả các bề mặt có cảm ứng cao.

Quản lý sức khỏe cộng đồng

Để chẩn đoán và sàng lọc bệnh, các robot di động dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực công cộng và cảng ra vào, hệ thống camera tự động thường được sử dụng để sàng lọc cùng lúc cho nhiều người trong các khu vực rộng lớn. Việc kết hợp các cảm biến nhiệt và thuật toán tầm nhìn này với các robot tự động hoặc điều khiển từ xa, làm tăng hiệu quả và phạm vi sàng lọc.

Các robot di động này cũng được sử dụng để theo dõi liên tục thân nhiệt của bệnh nhân nội/ngoại trú tại các khu vực khác nhau của bệnh viện. Bằng cách kết nối các hệ thống bảo mật hiện có với phần mềm nhận dạng khuôn mặt, có thể truy xuất việc tiếp xúc với các cá nhân nhiễm bệnh, nhằm cảnh báo cho những người khác về nguy cơ lây nhiễm bệnh, mà vẫn bảo đảm tôn trọng sự riêng tư của người bệnh.

Ngoài ra, tự động hóa việc lấy máu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng giúp nhân viên y tế tránh được nguy cơ phơi nhiễm cao. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các hệ thống robot dựa trên màn ảnh siêu âm xác định ở tĩnh mạch cánh tay để lấy máu tĩnh mạch tự động.

Tạo mối liên kết với xã hội

COVID-19 có thể là một chất xúc tác để phát triển các hệ thống robot, có thể được nhanh chóng triển khai bằng điều khiển từ xa của các chuyên gia và các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu, mà không cần phải ra tiền tuyến. Tuy nhiên, việc kiểm dịch rộng rãi bệnh nhân cũng có thể tạo ra sự cô lập cá nhân, khiến họ phải tách rời các mối tương tác xã hội, từ đỏ ảnh hương đến sức khỏe tinh thần.

Để giải quyết vấn đề này, các robot xã hội có thể được triển khai nhằm cung cấp các mối tương tác xã hội và tuân thủ chế độ điều trị bệnh, mà không sợ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực phát triển đầy thách thức, vì các tương tác xã hội đòi hỏi phải cây dựng và duy trì các mô hình phức tạp của con người, bao gồm kiến thức, niềm tin, cảm xúc, cũng như bối cảnh và môi trường của sự tương tác.

Trong lịch sử, robot được tạo ra để đảm nhận những công việc buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm. Thế nhưng, giờ đây tác động của COVID-19 có thể thúc đẩy các nghiên cứu sâu hơn về robot, để giải quyết các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm của thời đại mới.

Hải Đường

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/ung-dung-cua-robot-trong-viec-quan-ly-suc-khoe-cong-dong-va-cac-benh-truyen-nhiem-24155.html