Ứng dụng CNTT trong nâng cao chất lượng giảng dạy nghệ thuật

Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam vừa giới thiệu những xu hướng ứng dụng công nghệ số trong đào tạo giáo viên, cũng như giảng dạy các bộ môn âm nhạc, trình diễn.

Thế giới thay đổi, các phương pháp học tập nghệ thuật cũng phát triển không ngừng, dần trở thành thử thách trong việc tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy thông qua nền tảng CNTT.

Theo Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (VIA Education), để hoàn thiện kỹ năng trong các bộ môn âm nhạc và trình diễn nghệ thuật, người học cần khoảng 10.000 giờ tập luyện khoa học và có chủ đích. Nhờ sự phát triển của công nghệ, các đơn vị đào tạo có thể thiết lập môi trường tập luyện 360 độ từ trực tiếp đến trực tuyến. Điều này tạo động lực mạnh mẽ để các học viên có thể học tập và rèn luyện ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào. Qua đó, học viên có thể bắt kịp xu thế chung của thế giới, giúp rút ngắn thời gian tập luyện và học tập.

 Giáo viên có vai trò quan trọng trong lộ trình học tập các môn nghệ thuật của học sinh.

Giáo viên có vai trò quan trọng trong lộ trình học tập các môn nghệ thuật của học sinh.

VIA Education có sứ mệnh nâng cao nhận thức về giáo dục nghệ thuật, qua đó khẳng định vai trò thiết yếu của lĩnh vực này. Viện cung cấp các tài liệu nghiên cứu, giáo trình cập nhật, học liệu, xuất bản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, viện hỗ trợ nhiều đơn vị giáo dục nghệ thuật tiếp cận những trải nghiệm chuyên nghiệp hơn.

Ngoài giờ học trên lớp, người học nghệ thuật cần nền tảng hỗ trợ việc tự học lý thuyết cũng như thực hành.

Ngoài tạo nên một cộng đồng những chuyên gia giáo dục, nghệ sĩ, tổ chức hoạt động nghệ thuật và các đơn vị giáo dục, VIA Education còn xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật ưu tú cho thế hệ trẻ Việt Nam. Từ đó, viện thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của học viên, giúp các em am hiểu về nghệ thuật, bộc lộ tài năng và khẳng định bản thân.

Vơíphương thức giảng dạy ứng dụng công nghệ tại đây, học viên không chỉ được tiếp thu trọn vẹn nội dung giảng dạy mà còn kích thích sáng tạo, mang đến không gian tự tìm hiểu, luyện tập, từ đó có thể rèn luyện bất kể thời gian, địa điểm.

TS Alexander Tú, Giám đốc chương trình vũ đạo - Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam hướng dẫn kỹ năng luyện tập khoa học cho các học viên.

Một yếu tố chưa nhận được nhiều sự quan tâm các đơn vị đào tạo nghệ thuật Việt Nam là cam kết chất lượng đầu ra, thể hiện qua các chứng chỉ năng lực quốc tế. Dựa trên các kết quả đánh giá này, các đơn vị đào tạo và những chuyên gia giáo dục có thể giúp người học chọn chương trình và lộ trình phù hợp.

Các bằng cấp, chứng nhận âm nhạc và trình diễn nghệ thuật từ VIA Education có giá trị toàn cầu, mang đến ưu điểm cho hồ sơ cá nhân của mỗi học viên khi tham gia các chương trình học tại nước ngoài. Điển hình là chứng chỉ âm nhạc của Trinity College London, chứng chỉ âm nhạc AMEB, chứng chỉ âm nhạc MTB, chứng chỉ vũ đạo ISTD - NATD, chứng chỉ trình diễn nghệ thuật I-PATH…

Bên cạnh chứng chỉ quốc tế, VIA Education cũng giới thiệu đến đối tác các nền tảng giảng dạy nghệ thuật trực tuyến có uy tín trên thế giới. Charanga là nền tảng trực tuyến dành cho giảng dạy và hỗ trợ học tập các bộ môn lý thuyết âm nhạc, thanh nhạc, nhạc cụ. Charanga sẽ giúp những lớp học âm nhạc thú vị hơn thông qua loạt bài học tương tác nhiều cấp độ. Từ đó, người sử dụng sẽ khám phá nhiều niềm vui thông qua âm nhạc, kích thích thích sự nhạy bén với tiết tấu cũng như khả năng cảm nhạc.

VIA Education cũng là đơn vị dịch thuật, phân phối và xuất bản các tựa sách độc quyền của Alfred Music tại Việt Nam. Ngoài ra, viện còn phối hợp với Trinity College London, POCO Studio, AMEB và các đơn vị xuất bản uy tín khác giới thiệu tài liệu giảng dạy âm nhạc tiêu chuẩn quốc tế đến với học viên Việt Nam.

Thái Trà

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ung-dung-cntt-trong-nang-cao-chat-luong-giang-day-nghe-thuat-post1156468.html