Ứng dụng camera 3D phẫu thuật cho thiếu niên bị dập cánh tay

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, khoảng 3 tuần trước bệnh nhân Đàm Văn H, 16 tuổi ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng tay phải bị dập nát.

Sau nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, các bác sĩ tạo vùng da che phủ làm chi tay giả cho bệnh nhân H - Ảnh: HCH

Sau nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, các bác sĩ tạo vùng da che phủ làm chi tay giả cho bệnh nhân H - Ảnh: HCH

Bệnh nhân H được xử lý cấp cứu, cầm máu, cắt lọc vết thương và để một vùng khuyết hỗng tại vị trí 1/3 trên cẳng tay phải, lộ 2 xương cẳng tay.

Các bác sĩ sử dụng kính vi phẫu Vtom 3D để cứu cánh tay của thiếu niên 16 tuổi - Ảnh: HCH

Nhằm tạo điều kiện làm chi giả cho bệnh nhân được thuận lợi, các bác sĩ đã không cắt lọc đến vị trí cao hơn để có thể tạo được vùng da che phủ phần khuyết hỗng.

Cách tay của bệnh nhân H bị vùng khuyết hỗng tại vị trí 1/3 trên cẳng tay phải, lộ 2 xương cẳng tay

Đây là ca phẫu thuật rất khó, đòi hỏi các bác sĩ phải có sự tỉ mỉ trong từng chi tiết cùng sự hỗ trợ của kính vi phẫu thuật. TS BS Hồ Mẫn Trường Phú, người chịu trách nhiệm chính trong ca phẫu thuật đã quyết định dùng ứng dụng kính vi phẫu Vtom 3D để thực hiện.

Kính vi phẫu Vtom 3D là loại thiết bị mới được Bộ Y tế và Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế đầu tư để phát triển kỹ thuật công nghệ cao, điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân.

Các bác sĩ phẫu thuật qua màn hình kính vi phẫu Vtom 3D

Ca phẫu thuật được hoàn thành sau 4 tiếng, đến nay, tất cả các thông số chuyên môn đều được bảo đảm tốt. Bệnh nhân H được phẫu thuật với thời gian nằm trên bàn mổ và thời gian gây mê toàn thân ngắn nhưng vẫn đảm bảo các thao tác phẫu thuật được thực hiện chuẩn xác nhờ sự hỗ trợ của công nghệ kính vi phẫu Vtom 3D.

Quế Sơn

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/ung-dung-camera-3d-phau-thuat-cho-thieu-nien-bi-dap-canh-tay-110320.html