Ukraine sẽ nhận tổ hợp phòng không Hybrid Biho 'mạnh vượt trội' Tunguska?

Tổ hợp phòng không Hybrid Biho do Hàn Quốc chế tạo đã lọt vào tầm ngắm của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Với sự thành công của vũ khí Hàn Quốc tại châu Âu và một số khu vực khác trong suốt thời gian qua, tổ hợp phòng không Hybrid Biho đã được giới chức quân sự Ukraine dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Với sự thành công của vũ khí Hàn Quốc tại châu Âu và một số khu vực khác trong suốt thời gian qua, tổ hợp phòng không Hybrid Biho đã được giới chức quân sự Ukraine dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Bộ Quốc phòng Ukraine đang có nhu cầu về một hệ thống tên lửa - pháo phòng không tích hợp nhằm thay thế các tổ hợp Tunguska hay Shilka ra đời từ thời Liên Xô đã quá lạc hậu và không còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Mới đây xuất hiện thông tin cho biết Kyiv mong muốn được Mỹ hỗ trợ tiếp nhận các tổ hợp Hybrid Biho theo chương trình Lend-Lease vừa có hiệu lực vào đầu tháng 10/2022, cụ thể là Mỹ sẽ trả tiền cho Hàn Quốc để mua vũ khí này, sau đó giao lại cho Ukraine.

Ngoài tổ hợp phòng không Hybrid Biho, Ukraine còn đề xuất Hàn Quốc bán thanh lý cả xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U cho Mỹ, rồi Washington viện trợ cho Kyiv theo đúng tinh thần Lend-Lease.

Quay lại với Hybrid Biho, hệ thống tên lửa - pháo phòng không do Hàn Quốc sản xuất được đánh giá rất cao và rõ ràng nó tỏ ra vượt trội cả Tunguska lẫn Shilka có trong biên chế Quân đội Ukraine, thậm chí cả Gepard 1A2 vừa được Đức cung cấp.

Xét về mức độ hiện đại hóa, khoang điều khiển của hệ thống Hybrid Biho được trang bị những khí tài tối tân nhất áp dụng công nghệ kỹ thuật số, giúp kíp chiến đấu có thể nhanh chóng phản ứng trước các mối nguy cơ.

Chất lượng các thiết bị điện tử do Hàn Quốc chế tạo theo đánh giá cũng rất tối tân.

Yếu tố nữa cần lưu tâm đó là tên lửa Shingung trang bị cho Hybrid Biho là loại có đầu dò chứ không yêu cầu dẫn thủ công như 57E6 của Pantsir-S1 hay 9M311 của Tunguska, cho độ chính xác cao hơn nhiều.

Thực tế trong quá trình tác chiến, các loại đạn đánh chặn không lắp đầu dò mà phải bay theo sự hướng dẫn của đài chỉ huy như 57E6 hay 9M311 đã cho thấy hiệu suất khá tệ, có thể lấy ví dụ về những gì xảy ra với Pantsir-S1 của Nga tại Syria.

Một tính năng nữa mà Hybrid Biho vượt trội Tunguska và cả Pantisr đó là nó được trang bị hệ thống ngắm bắn quang điện tử cực kỳ tối tân, cho phép tác chiến tốt khi radar đã tắt, kể cả trong đêm tối.

Tính năng này cực kỳ quan trọng vì đôi khi tổ hợp phòng không mặt đất phải tắt radar dẫn bắn để tránh tên lửa chống bức xạ, khi đó khí tài quang điện tử sẽ phát huy vai trò.

Đối với các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không mà Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào radar, trong khi đó thiết bị trinh sát quang học có tầm rất ngắn và hoạt động kém hiệu quả về đêm.

Yếu tố cuối cùng đó là khung gầm của tổ hợp phòng không Hybrid Biho sử dụng thân xe chiến đấu bộ binh K200 do Hàn Quốc chế tạo, có mức độ việt dã vượt trội và độ vững chắc ở mức rất cao.

Đơn giá mỗi tổ hợp Hybrid Biho ước tính vào khoảng 15 triệu USD, đây có thể là một yếu tố gây cản trở cho mong muốn được tiếp nhận của Ukraine, họ sẽ cần thêm nhiều tác động nếu muốn sở hữu hệ thống tên lửa - pháo phòng không lợi hại này.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-se-nhan-to-hop-phong-khong-hybrid-biho-manh-vuot-troi-tunguska-post519374.antd