Úc phát tín hiệu cho Mỹ, gửi lời ngoại giaoTrung Quốc

Giữa lúc căng thẳng Úc-Trung Quốc gia tăng, chính quyền Mỹ chưa chưa rõ chính sách với đồng minh Úc, Canberra đã phát tín hiệu cho Bắc Kinh.

Ngày 22/1, Tân Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan đã viết thư cho người đồng cấp phía Trung Quốc trong một nỗ lực mới nhằm thiết lập lại đường dây liên lạc và thuyết phục Bắc Kinh ngừng chiến dịch trừng phạt thương mại đối với Úc.

Ông Biden cần làm gì để kéo đồng minh Úc quay trở lại mặt trận chính trị, thương mại?

Ông Biden cần làm gì để kéo đồng minh Úc quay trở lại mặt trận chính trị, thương mại?

Bộ trưởng Thương mại Úc nhấn mạnh, Canberra muốn Bắc Kinh nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than để giải quyết khó khăn cho các thủy thủ trên hàng chục tàu chở than đang phải chờ đợi ngoài khơi Trung Quốc.

Ông Tehan nắm giữ chức Bộ trưởng Thương mại Úc vào tháng 12/2020. Canberra kỳ vọng sự thay đổi nhân sự mới sẽ thay đổi quan hệ căng thẳng với Trung Quốc sau nhiều tháng phát động cuộc cạnh tranh thương mại.

Trong năm 2020, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt và hạn chế các sản phẩm nhập khẩu từ Úc như rượu vang, lúa mạch, tôm hùm, thịt bò, bông và gỗ. Một số bộ trưởng của chính phủ Úc, bao gồm cựu Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham, đã nhiều lần cố gắng liên lạc với những người đồng cấp Trung Quốc, nhưng đều không nhận được hồi âm.

Hồi tháng 12/2020, Úc đã kiện Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm lúa mạch lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Vốn là người mua hàng lớn nhất của Úc, Trung Quốc được cho là có ưu thế trong việc gây sức ép lên hàng loạt các phản ứng của đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, các quan điểm chính trị của Úc cho đến nay luôn ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tín hiệu từ Mỹ.

Giới quan sát lưu ý, trong chuyến thăm chính thức đến Úc năm 2016, ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, đã tỏ rõ sự ủng hộ đối với liên minh giữa Mỹ và Úc. Liên minh này đã được tạo dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong bài phát biểu nhắc lại sức mạnh lâu bền của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Biden nói: “Việc Úc tiếp tục phát triển, thành công và thịnh vượng nằm trong lợi ích của Mỹ. Mối quan hệ đối tác giữa Úc và Mỹ là trọng tâm tầm nhìn của Mỹ về tương lai của khu vực. Đó không phải là những gì Mỹ có thể làm cho Úc, mà là những gì Mỹ có thể làm cùng với Úc”.

Tới nay, khi đã trở thành Tổng thống Mỹ, ông Biden chưa vội nhắc tới người đồng minh này trong những ngày đầu nhậm chức.

Trong bối cảnh đang đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại tồi tệ với Trung Quốc, phản ứng từ phía Tân Bộ trưởng Thương mại Úc cũng là điều dễ hiểu. Nó cho thấy tín hiệu từ Canberra với chính quyền mới ở Mỹ về vị thế đồng minh trong con mắt của ông Biden, đặc biệt hơn nữa là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng chưa đi đến hồi kết.

Những người đang theo dõi chính sách đối ngoại ở Washington đã kêu gọi ông Biden phải hành động để bảo vệ đồng minh. Cố vấn an ninh quốc gia tương lai của Mỹ Jake Sullivan, người hầu như chưa đưa ra tuyên bố công khai nào kể từ khi đề cử bổ nhiệm ông được công bố, đã phát đi tín hiệu rằng ông cũng có ý nghĩ như vậy.

Ông viết trên Twitter đầu tháng 12/2020: “Như trong thế kỷ trước, Mỹ sẽ sát cánh với đồng minh Úc và tập hợp các nền dân chủ thân hữu để thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và các giá trị chung của chúng ta”.

Tiến sỹ John Lee và Tiến sỹ Charles Edel, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Mỹ có trụ sở tại Sydney đã chỉ ra trong báo cáo năm 2019 của họ về tương lai của liên minh Mỹ-Úc trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các nước lớn. Họ lập luận rằng mục tiêu của Trung Quốc là thiết lập một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với Trung Quốc làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu này, Bắc Kinh đã tìm cách làm suy yếu các liên minh của Mỹ ở châu Á và thuyết phục các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rằng phí tổn của việc bị lôi kéo vào tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington là rất cao.

Trong trường hợp này, Úc là một mục tiêu dễ dàng vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và là điểm đến của gần 40% hàng hóa xuất khẩu của nước này.

Điều gây sứt mẻ nhất trong quan hệ đồng minh này là mới đây Úc đã giới thiệu dự luật buộc các ông lớn công nghệ Mỹ phải trả tiền nếu muốn sử dụng thông tin của các cơ quan truyền thông địa phương. Mỹ đã phản đối Úc vì việc bắt buộc Google và Facebook phải đóng thêm các khoản phí này. Phía Mỹ đã có văn bản đề nghị Australia ngừng kế hoạch xây dựng luật.

Văn bản ghi rõ: “Chính phủ Mỹ lo ngại rằng nỗ lực dùng luật pháp để can thiệp vào vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể nhắm vào 2 công ty Mỹ, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hại. Điều này tạo ra hoài nghi về nghĩa vụ thương mại quốc tế của Australia".

Văn bản ghi rõ: “Chính phủ Mỹ lo ngại rằng nỗ lực dùng luật pháp để can thiệp vào vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể nhắm vào 2 công ty Mỹ, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hại. Điều này tạo ra hoài nghi về nghĩa vụ thương mại quốc tế của Australia".

Điều này cũng sẽ đặt ra một thách thức với chính quyền của ông Biden trong tương lai tới.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/uc-phat-tin-hieu-cho-my-gui-loi-ngoai-giaotrung-quoc-3426478/