UBND cấp xã chủ trì đánh giá, công nhận 'Tổ hòa giải 5 tốt'

Sở Tư pháp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vừa ban hành số 1269/TP-MTTQ hướng dẫn thủ tục công nhận 'Tổ hòa giải 5 tốt' trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, trước ngày 15 - 11 hàng năm, các tổ hòa giải ở cơ sở tổ chức họp tự đánh giá kết quả hòa giải cơ sở trong năm. Căn cứ vào các tiêu chí của “Tổ hòa giải 5 tốt”, nếu thấy Tổ hòa giải của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đó và có trên 50% số tổ viên Tổ hòa giải nhất trí thì Tổ trưởng Tổ hòa giải làm văn bản đề nghị UBND cấp xã ra quyết định công nhận đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”, đồng thời gửi kèm theo biên bản họp Tổ hòa giải, báo cáo hoạt động trong năm của Tổ hòa giải và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Trước ngày 30 - 11 hàng năm, Tổ trưởng tổ hòa giải gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”. Trên cơ sở các đề nghị công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”, UBND cấp xã phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức họp đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Lãnh đạo UBND cấp xã sẽ chủ trì tổ chức đánh giá các tổ hòa giải đề nghị công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”; tiến hành xét đề nghị công nhận đối với các Tổ hòa giải đạt đầy đủ các tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”. Căn cứ biên bản cuộc họp đánh giá, UBND cấp xã ban hành quyết định công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” trên địa bàn trước ngày 15 - 12.

Tọa đàm góp ý xây dựng tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức.

Tọa đàm góp ý xây dựng tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức.

Đối với trường hợp không phát sinh vụ việc hòa giải, nếu trên địa bàn Tổ hòa giải phụ trách, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế đồng thời đạt các tiêu chí 2, 3, 4, 5 nêu tại mục 1 phần I Công văn số 1806/TP-MTTQ của Sở Tư pháp – Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội thì công nhận Tổ hòa giải đó là “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Với thủ tục công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” nêu trên đảm bảo việc đánh giá được chính xác, khách quan. Trước đó góp ý dự thảo tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”, đại diện phòng tư pháp các quận, huyện cũng đã đề nghị “Cần có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận đạt “Tổ Hòa giải 5 tốt”, cơ quan, đơn vị công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”. Như vậy, hàng năm mới đánh giá được cụ thể, khách quan có bao nhiêu Tổ hòa giải đạt tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”. Nếu để Tổ hòa giải tự đánh giá thì hầu hết các tổ đều sẽ báo cáo đạt tiêu chí 5 tốt”.

Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” được Hà Nội thí điểm trong năm 2002-2003, sau đó đã được nhân rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn của Hà Nội.

Thực tiễn trển khai mô hình này cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua các quận, huyện, thị xã và là động lực cho hòa giải tích cực thực hiện công tác hòa giải.

5 tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt”

1.Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên.
2. Phối hợp tốt với Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở tốt
3. Được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên.
4. Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật.
5. Định kỳ giao ban 6 tháng, hàng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định).
Sau khi tổ chức sơ kết 3 năm Luật Hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc TP ban hành
(Theo Công văn số 1806/TP-MTTQ hướng dẫn mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” được Sở Tư pháp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội ban hành)

Thanh Hải

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/ubnd-cap-xa-chu-tri-danh-gia-cong-nhan-to-hoa-giai-5-tot-148054.html