UAV trinh sát mới của BĐBP Việt Nam hiện đại ra sao?

Vừa qua Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng đã tiến hành tiếp nhận 3 tổ hợp máy bay trinh sát không người lái VUA-SC-3G do trong nước tự sản xuất phục vụ cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, phát hiện mục tiêu, phòng chống các loại tội phạm.

Được biết, tổ hợp máy bay trinh sát không người lái (UAV) VUA-SC-3G là sản phẩm do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel chế tạo. Đây là dòng UAV được thiết kế dành cho các hoạt động như theo dõi các mục tiêu ở vùng xa xôi hẻo lánh như cột mốc biên giới, khảo sát vẽ bản đồ từ trên cao, giám sát giao thông và hộ trợ cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: QPVN.

Được biết, tổ hợp máy bay trinh sát không người lái (UAV) VUA-SC-3G là sản phẩm do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel chế tạo. Đây là dòng UAV được thiết kế dành cho các hoạt động như theo dõi các mục tiêu ở vùng xa xôi hẻo lánh như cột mốc biên giới, khảo sát vẽ bản đồ từ trên cao, giám sát giao thông và hộ trợ cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: QPVN.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Đại tá Phan Giang Châu, Phó Viện trưởng Viện Hàng không vũ trụ, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, tính đến nay dòng máy bay không người lái VUA-SC-3G đã có hơn 400 giờ bay hoạt động trên thực địa và được đánh giá cao thông qua các cuộc diễn tập cấp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.

Trước đó từ năm 2018, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức khóa đào tạo huấn luyện cho 12 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng với 4 kíp bay, 3 kíp chịu trách nhiệm chính và 1 kíp dự phòng để triển khai nhiệm vụ huấn luyện diễn tập và sẵn sàng chiến đấu đối với các tổ hợp UAV VUA-SC-3G thuộc biên chế Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng (BĐBP). Nguồn ảnh: QPVN.

Phát biểu tại lễ bàn giao Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó Tham mưu trưởng BĐBP nhấn mạnh, tổ hợp UAV VUA-SC-3G là sản phẩm có tính ứng dụng cao, nhất là cho các nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng như quản lý, bảo vệ biên giới, phát hiện mục tiêu, phòng chống các loại tội phạm. Nguồn ảnh: Báo Biên phòng.

Mặc dù thông số kỹ thuật của VUA-SC-3G hiện vẫn chưa được công bố, nhưng thông qua một số hình ảnh đầu tiên về mẫu UAV này có thể thấy nó có nhiều điểm tương đồng với một mẫu UAV trinh sát khác cũng do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel chế tạo là VT-Pigeon. Nguồn ảnh: VTX.

Theo đó cả VUA-SC-3G và VT-Pigeon đều có thiết kế phần thân chính khá giống nhau, với phần động cơ cánh quạt chính được đặt ở đuôi máy bay, và sử dụng chung một thiết kế hệ thống bánh đáp cho cất hạ cánh. Kích thước tổng thể và sải cánh của hai mẫu UAV này cũng không quá khác biệt. Nguồn ảnh: ICT News.

Từ những đặc điểm trên ta có thể suy đoán ra được các thông số cơ bản của VUA-SC-3G dựa trên các thông tin đã được công bố của VT-Pigeon, cũng như các tính năng kỹ chiến thuật của mẫu UAV này trong các ứng dụng quốc phòng. Nguồn ảnh: VTX.

Về thiết kế tổng thể một tổ hợp UAV VUA-SC-3G được cấu thành từ ba hệ thống chính gồm một phương tiện vận tải đặc chủng, 3 phương tiện bay UAV, trung tâm điều khiển mặt đất và hệ thống thông tin liên lạc. Nguồn ảnh: TN24.

Dựa trên kích thước cùng hệ thống động cơ mà VUA-SC-3G được trang bị, nó có tầm hoạt động vào khoảng 50km với thời gian bay liên tục trên không là hơn 3 giờ, tốc độ bay trung bình sẽ vào khoảng 80 -130km/h. Với các mẫu UAV cỡ nhỏ như VUA-SC-3G trần bay tối đa của nó có thể lên đến 3.000m. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.

Và để có thể thực hiện được nhiệm vụ tuần tra và giám sát các khu vực biên giới, VUA-SC-3G chắc chắn sẽ được trang bị hệ thống camera giám sát quang học (EO Sensor) và camera ảnh nhiệt (IR Sensor) nên trinh sát được cả ban ngày lẫn ban đêm cũng như truyền dữ liệu hình ảnh độ phân giải cao về trung tâm chỉ huy. Nguồn ảnh: ICT News.

Với hệ thống camera trên VUA-SC-3G phát hiện được mục tiêu tương đương người ở khoảng cách 3.000m, đảm bảo khả năng quan sát chi tiết, bắt bám hoặc nhận dạng đối tượng. Thông tin được truyền trực tiếp theo thời gian thực từ camera trên máy bay về Trạm điều khiển với cự ly 50 km. Nguồn ảnh: Khoa học và Phát triển.

Giống như VT-Pigeon, VUA-SC-3G sử dụng phương pháp cất cánh bằng đường băng hoặc máy phóng nếu như khu vực triển khai không có đường băng phù hợp. Nguồn ảnh: Khoa học và Phát triển.

Trước khi đưa vào trang bị VUA-SC-3G, Bộ đội Biên phòng Việt Nam cũng đã đưa vào trang bị một mẫu UAV trinh sát cỡ nhỏ cầm tay có thiết kế tương tự như RQ-11 Raven của Mỹ giành cho nhiệm vụ trinh sát tầm gần. Tuy nhiên mẫu UAV này nhiều khả năng là do trong nước tự chế tạo. Nguồn ảnh: Báo Biên phòng.

Việc Quân đội ta lần lượt trang bị các mẫu UAV trinh sát do trong nước tự chế tạo cho các quân binh chủng đã thể hiện rõ sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong những năm qua, mà đi đầu trong đó là các sản phẩm quốc phòng ứng dụng công nghệ cao. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.

Và với việc được trang bị một loạt máy bay trinh sát không người lái mới, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Bộ đội Biên phòng Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nguồn ảnh: PLO.

Mời độc giả xem video: Viettel sản xuất máy bay không người lái UAV VT Patrol. (nguồn Viettel)

Ánh Dương

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/uav-trinh-sat-moi-cua-bdbp-viet-nam-hien-dai-ra-sao-1242703.html