Tượng Trâu Vàng nổi tiếng Trung Quốc chìm trong lũ lụt lịch sử

Các kênh đào lớn nhỏ cũng như hệ thống chống lũ dọc các con sông ở Trung Quốc đang bị đe dọa trong bối cảnh mưa lớn và lũ lụt càn quét nhiều tỉnh thành của nước này.

 Kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu, còn gọi là Đại Vận Hà - kênh đào lớn và được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc - những ngày này đang hứng chịu tác động từ mưa lớn kéo dài. Con kênh bắt đầu từ thủ đô Bắc Kinh và kết thúc ở Hàng Châu, đi qua thành phố Thiên Tân và các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Nó nối liền hai con sông dài nhất của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Con kênh có tổng chiều dài 1.794 km.

Kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu, còn gọi là Đại Vận Hà - kênh đào lớn và được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc - những ngày này đang hứng chịu tác động từ mưa lớn kéo dài. Con kênh bắt đầu từ thủ đô Bắc Kinh và kết thúc ở Hàng Châu, đi qua thành phố Thiên Tân và các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Nó nối liền hai con sông dài nhất của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Con kênh có tổng chiều dài 1.794 km.

Tình nguyện viên và nhân viên tuần tra đi dọc theo bờ sông ở thành phố Gia Hưng, phía đông tỉnh Chiết Giang hôm 17/7. Đây là kênh nhánh ở Gian Hưng của Đại Vận Hà. Công tác tuần tra được tăng cường trong những ngày gần đây để đảm bảo an toàn trong bối cảnh mưa lũ đang nhấn chìm nhiều thành phố ở Trung Quốc.

Công nhân gia cố bờ kè bên bờ kênh ở thành phố Gian Hưng, phía đông tỉnh Chiết Giang. Hôm 7/7, tỉnh này đã nâng mức ứng phó với lũ lụt lên mức cao nhất dọc theo sông Tiền Đường, giữa lúc mưa lớn đã làm tràn bờ sông, hồ và dự báo còn tiếp diễn.

Trâu Vàng, bức tượng nổi tiếng ở gần Hồ Tây thuộc thành phố Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Chiết Giang - chìm trong nước lũ, trong khi người dân đang sơ tán đến nơi an toàn. Ủy ban Thủy lợi Chiết Giang cho biết mực nước nhiều con sông tại khu vực đồng bằng chính của tỉnh đã vượt mức báo động. Cơ quan khí tượng dự báo mưa lớn sẽ tiếp diễn ở các khu vực phía bắc và trung tâm tỉnh Chiết Giang trong những ngày tới.

Đến 19h ngày 7/7, mực nước tại hồ chứa Tân An Giang, công trình chống lũ quan trọng ở phía thượng nguồn sông Tiền Đường, đã đạt 108,05 m, cao hơn mức bình thường. Theo giới chức tỉnh Chiết Giang, mực nước còn tiếp tục tăng và dự kiến lập kỷ lục. Hồ này hôm 7/7 đã vận hành đập tràn lần đầu tiên trong 9 năm để xả lũ, theo Tân Hoa xã.

Trong khi đó ở tỉnh Giang Tây, lực lượng quân đội vũ trang cũng được huy động để gia cố các hệ thống chống lũ và xây đê tạm thời. Nhiệm vụ của họ là đắp thêm lớp đê dài 1.500 m và cao 1,5 m trên bờ kè sông Trường Giang.

Các binh sĩ và sĩ quan đang hộ đê sông Trường Giang ở phía đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc hôm 9/7. Tỉnh Giang Tây, nơi có hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã kích hoạt "chế độ thời chiến" để chống lũ, nâng ứng phó khẩn cấp lên mức cao nhất trong thang 4 cấp, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Binh sĩ tạm nghỉ khi tham gia hộ đê sông Trường Giang. Các binh sĩ trong ảnh sinh năm 2000 và đây là lần đầu tiên họ tham gia vào trận chiến chống lũ lụt kể từ khi nhập ngũ.

Bờ kè tạm thời cũng được dựng lên ở lối vào thành phố hay các khu dân cư ở Giang Tây. Chính quyền địa phương cho biết các trưởng thôn và cán bộ túc trực trên bờ hồ và đê bao 24/7, và các cửa nước đã được củng cố để ngăn chặn nguy cơ vỡ đê. Người dân cũng dùng bao cát để nâng cao đê đề phòng nước tiếp tục dâng cao và lực lượng dự bị đã sẵn sàng.

Sử dụng trực thăng để đắp đê chắn lũ ở Hồ Bắc Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sử dụng máy bay trực thăng để tăng tốc sửa chữa đê bị vỡ trên sông Phủ Hà hôm 16/7. Công việc dự kiến hoàn thành sau một ngày.

Thủy Tiên
Ảnh: Tân Hoa xã.

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tuong-trau-vang-noi-tieng-trung-quoc-chim-trong-lu-lut-lich-su-post1108336.html