Tưởng niệm 25 năm nạn diệt chủng Rwanda: Những khuôn hình gây ám ảnh

25 năm trước, ngày 7-4-1994, người dân Rwanda phải hứng chịu một cuộc tàn sát kinh hoàng do đa số người Hutu lãnh đạo nhắm tới sắc tộc Tutsi ở nước này. Cuộc diệt chủng đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng không chỉ với những người dân nước này mà còn với nhân loại.

 Nạn diệt chủng Rwanda, còn được biết dưới tên gọi Diệt chủng người Tutsi, là vụ giết người hàng loạt bởi chính quyền Rwanda do đa số người Hutu lãnh đạo, nhắm tới sắc tộc Tutsi ở nước này. Ước chừng 500.000 tới 1.000.000 người Rwanda, tức 70% dân số người Tutsi, bị sát hại trong 100 ngày diễn ra nạn diệt chủng, từ 7-4 đến giữa tháng 7-1994

Nạn diệt chủng Rwanda, còn được biết dưới tên gọi Diệt chủng người Tutsi, là vụ giết người hàng loạt bởi chính quyền Rwanda do đa số người Hutu lãnh đạo, nhắm tới sắc tộc Tutsi ở nước này. Ước chừng 500.000 tới 1.000.000 người Rwanda, tức 70% dân số người Tutsi, bị sát hại trong 100 ngày diễn ra nạn diệt chủng, từ 7-4 đến giữa tháng 7-1994

Đây được xem là một trong những nạn diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại

Từ thế kỷ 13, người Tutsi, một sắc tộc chiếm khoảng 15% dân số ngày nay tại Rwanda, vốn định cư tại Kenya và Tanzania đã di cư tới Rwanda. Sau đó họ dần dần chiếm vai trò chính trị lớn trong xã hội Rwanda. Đặc biệt là khi có thành viên của sắc tộc Tutsi vươn lên làm thủ lĩnh, lãnh đạo những người Hutu bản địa, vốn chiếm tới 85% dân số tại Rwanda

Sau đó, những xung đột và mâu thuẫn giữa người Hutu và người Tutsi ngày càng lớn, trên cả 2 phương diện xã hội và kinh tế.

Sự đối lập trở nên rõ nét. Đặc biệt dưới thời kỳ thực dân Bỉ cai trị khu vực này. Bỉ đã dành cho người Tutsi "quyền lãnh đạo" người Hutu, cho họ những đặc ân về nhà cửa, vị trí và giáo dục tốt hơn người Hutu

Năm 1959, cuộc cách mạng của Grégore Kanibanya, lãnh đạo người Hutu, đã giải phóng Rwanda thoát khỏi chế độ thực dân Bỉ. Ba năm sau, Grégore Kayibanda trở thành người lãnh đạo liên minh giữa người Hutu và người Tutsi vào năm 1962

Tuy nhiên, đến đầu năm 1990, Rwanda rơi vào khủng hoảng kinh tế do sự trượt giá của kim loại và cà phê trên toàn cầu. Điều này khiến đồng nội tệ của Rwanda sụt giảm tới 67% và sự suy giảm GDPtới 15%. Vào thời điểm này, những người Tutsi lưu vong tại Uganda đã thành lập Mặt trận yêu nước Rwanda (viết tắt là RDF). Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Rwanda được coi là nguyên cớ để RPF tiến vào Rwanda năm 1993

Trước nỗi lo sợ bị người Tutsi trả đũa, những nhà lãnh đạo người Hutu đã nghĩ đến việc ngăn chặn RPF nói riêng và người Tutsi nói chung

Năm 1993, để tránh giao tranh và chia rẽ, chính phủ người Hutu và quân nổi dậy Tutsi chấp nhận chia sẻ quyền lực. Tuy nhiên, tới ngày 6-4-1994, Tổng thống Juvennal Habyarimân mới đồng ý đàm phán tại Burundi để thực thi Hiệp ước. Tối cùng ngày, trên đường về thành phố Kigali, chuyên cơ của tổng thống bị trúng đạn. Sự ra đi của tổng thống Juvenal Habyarimana đã châm ngòi cho nạn diệt chủng

Những nhà lãnh đạo cao cấp Hutu đã lợi dụng vụ tấn công máy bay Tổng thống là mốc khởi điểm để giết và xóa sạch những người Tutsi cũng như những người Hutu ôn hòa.Chỉ vài giờ sau khi chuyên cơ của Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana bị trúng đạn, những người Hutu quá khích dựng lên 1.157 hàng rào xung quanh thủ đô Kigali

Những tay súng cực đoan Hutu Interhamwe được trang bị dao rựa, cuốc, dùi cui và súng trường, phối hợp với binh lính người Hutu trong quân đội Rwanda hình thành đội quân giết người hung bạo, vác loa kêu gọi giết người Tutsi và cả những người ôn hòa cùng dòng máu Hutu mà Interhamwe gọi họ là những "con gián"

Những vụ tàn sát diễn ra ngay tại các giáo đường, các điểm dừng giao thông, chợ, tại các gia đình; và sự giết chóc thường diễn ra sau khi chửi mắng nguyền rủa, đánh đập hoặc hãm hiếp. Cả đất nước Rwanda chìm trong loạn lạc đẫm máu

Những sĩ quan và binh sĩ người Bỉ trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Rwanda cũng bị sát hại ngày 7-4-1994. Điều này đã trở thành một nguyên nhân quan trọng để Tổng thư ký Liên Hợp Quốc quyết định rút các lực lượng Liên Hiệp Quốc khỏi Rwanda

Ngay sau đó, các đài phát thanh ở Rwanda đã phát sóng kêu gọi người Hutu đa số sát hại tất cả người Tutsi trong nước

Quân đội và cảnh sát quốc gia chính là những người chỉ đạo vụ thảm sát, họ còn dọa giết cả thường dân Hutu ôn hòa nếu không thể thuyết phục họ theo chính quyền

Hàng trăm nghìn người dân vô tội, chiếm 75% số người Tutsi sống tại Rwanda đã bị những người hàng xóm chém chết bằng dao phay

Chỉ trong vòng 100 ngày, có tới trên 800.000 người Tutsi và hơn 200.000 người Hutu ôn hòa bị giết, ghi dấu ấn vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Theo số liệu công bố của Liên Hợp Quốc, chỉ còn khoảng 300.000 đến 400.000 người Tutsi sống sót sau thảm họa diệt chủng nhờ chạy trốn sang các nước láng giềng Burundi, Tanzania và Uganda

Trung bình mỗi ngày có sáu người bị sát hại. Trong số hơn 800.000 nạn nhân có 300.000 trẻ em. Trong vòng 100 ngày của cuộc tàn sát đã có hơn 250.000 phụ nữ và trẻ em gái bị hãm hiếp

Kể từ khi nạn diệt chủng chấm dứt năm 1994, có khoảng 95.000 trẻ em bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ bị nhiễm HIV do bị hãm hiếp

Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS và con số này có thể lên tới 350.000 trẻ em vào năm 2010

Con số trẻ em không được đến trường còn lớn tới 400.000 em. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết lên tới 1/5 ngay từ những ngày đầu tiên ra đời

Những đứa trẻ lớn tuổi hơn trở thành nguồn cung cấp lao động rẻ mạt và nhiều khi sa vào tệ nạn xã hội như trộm cắp và du đãng

Hệ thống tòa án thất bại trong việc đưa ra những phán quyết thuyết phục. Những kẻ cầm đầu không ngừng sát hại những nhân chứng có thể đứng ra chống lại chúng

Hậu quả của nạn diệt chủng vẫn còn đeo đuổi những người phụ nữ Rwanda với cái chết chậm chạp, đau đớn từ căn bệnh AIDS

Tháng 7-1994, RPF kiểm soát được toàn lãnh thổ Rwanda sau khi đánh bại đội quân Hutu. RPF, sau đó, đã thiết lập chính phủ lâm thời thống nhất

Ngày 19-7-1994, một chính phủ đa sắc tộc được thành lập và cam kết đưa những người tị nạn trở về nước. Cho đến năm 2004, đã có 500 người bị xử tử và hơn 100.000 người phải ngồi tù. Tuy nhiên một số kẻ cầm đầu vẫn còn lẩn trốn và nhiều nạn nhân vẫn chưa đòi lại được công bằng thỏa đáng

Ngày 26-12-1994, tòa án xét xử tội phạm quốc tế mở tại Arusha, Tanzania đã xét xử tội diệt chủng Rwanda. George Rutaganda, thủ lĩnh Interahamwe nhận án tử hình vào tháng 12-1999

Năm 1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có chuyến thăm tới nơi này. Ông nói, nhân danh người dân Mỹ, xin lỗi người dân Rwanda vì đã không nỗ lực hết sức để ngăn chặn thảm họa diệt chủng năm 1994, thảm họa đã cướp đi mạng sống của 800.000 người chỉ trong 100 ngày nội chiến đẫm máu

Một em bé Rwanda tị nạn, di chuyển từ Bukavu ở Zaire, run rẩy vào sáng sớm trước khi quay trở lại đường biên giới ngày 30-11-1996

Cuộc diệt chủng tàn khốc đã trở thành những ký ức ám ảnh, không thể quên trong lòng những người Rwanda còn sống sót

Minh Hạnh (Theo Reuters)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-tuong-niem-25-nam-nan-diet-chung-rwanda-nhung-khuon-hinh-gay-am-anh/805884.antd