Tượng nhân sư nổi tiếng Ai Cập từng suýt biến mất khỏi Trái đất

Tượng nhân sư là một trong những kiến trúc vĩ đại nhất của người Ai Cập cổ đại trường tồn suốt nhiều thế kỷ. Thế nhưng công trình này từng suýt biến mất khỏi Trái đất nếu không có sự can thiệp của con người.

The Great Sphinx of Giza là tên gọi của tượng nhân sư khổng lồ canh gác cho đền thờ pharaoh Khafre nằm trên cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile, Ai Cập. Đây là một trong những kỳ quan kiến trúc của người Ai Cập cổ đại.

The Great Sphinx of Giza là tên gọi của tượng nhân sư khổng lồ canh gác cho đền thờ pharaoh Khafre nằm trên cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile, Ai Cập. Đây là một trong những kỳ quan kiến trúc của người Ai Cập cổ đại.

Theo các chuyên gia, tượng nhân sư có niên đại hơn 4.500 năm. Công trình này có chiều dài 73,5m, rộng 19,3m và cao 20,22 m.

Một số chuyên gia cho rằng tượng nhân sư có khuôn mặt khá giống diện mạo của pharaoh Khafre nổi tiếng Ai Cập.

Tượng nhân sư từng bị chôn vùi dưới lớp cát và chỉ có phần đầu lộ diện. Chính điều này đã khiến người dân địa phương lo sợ kiến trúc kỳ vĩ này sẽ có ngày biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất.

Sau nhiều thế kỷ, tượng nhân sư nhiều lần bị chôn vùi dưới lớp cát rồi lại lộ thiên toàn bộ khiến người dân bất ngờ.

Thế nhưng, một cuộc tấn công đã làm hư hại và phá hủy phần mũi của tượng nhân sư.

Khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật khu vực trên để tìm kiếm vàng và kho báu vào năm 1817, tượng Nhân sư bị tác động lớn.

Trong khi các nhà khảo cổ không tìm thấy kho báu nào thì tượng nhân sư đối mặt với nguy cơ biến mất do những đợt cát xói mòn.

Không những vậy, phần vữa mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để tạo nên tượng nhân sư tiếp tục bị ăn mòn. Điều này khiến công trình hơn 4.500 tuổi gặp nguy hiểm.

Để ngăn tượng nhân sư không bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên, các nhà khoa học đã nỗ lực bảo tồn và thay thế phần vữa ban đầu bằng vật liệu khác chắc chắn hơn. Nhở vậy, tượng nhân sư vững chắc và kiên cố đứng giữa đất trời cho đến ngày nay.

Mời độc giả xem video: Phá kim tự tháp hơn 2.000 năm tuổi để lấy đá làm đường. Nguồn: VTC14.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tuong-nhan-su-noi-tieng-ai-cap-tung-suyt-bien-mat-khoi-trai-dat-1378105.html