Tướng Mỹ: Không còn lựa chọn nào khác khi dùng Iron Dome

Thiếu tướng Lục quân Mỹ, Brian Gibson cho biết, việc mua Iron Dome và phát triển vũ khí tương tự là cần thiết, bởi Lầu Năm Góc không có lựa chọn khác.

Tuyên bố của vị tướng Mỹ đưa ra khi tiết lộ Mỹ đang phát triển phiên bản tương tự Iron Dome của Israel với định danh là SkyHunter, hệ thống đánh chặn mới có thể sẽ được bàn giao trong năm 2023. SkyHunter sẽ thuộc mạng lưới chỉ huy phòng không-phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS). Nguyên tắc hoạt động của tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa mới của Mỹ đang được xây dựng dựa trên cơ sở của tổ hợp Iron Dome.

Israel và Mỹ đã ký thỏa thuận cung cấp ít nhất 2 tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome hồi tháng 8/2019. Nhiều khả năng, Quân đội Mỹ đã đặt mua phiên bản Iron Dome Block II được cải thiện khả năng kháng nhiễu và tỷ lệ đánh chặn thành công.

Hệt hống Iron Dome.

Hệt hống Iron Dome.

Phiên bản Block II có khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.

Điểm đặc biệt của phiên bản mới nằm ở chỗ, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu.

Ngoài khả năng phòng thủ tên lửa, Iron Dome cũng có chức năng phòng không chống lại các mục tiêu bay thông thường. Việc Mỹ mua Iron Dome và phát triển SkyHunter nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng tăng đến từ những vũ khí thế hệ mới của Nga cũng như sự phát triển công nghệ máy bay không người lái trong những nhóm khủng bố nhỏ lẻ.

Phản ứng với việc Mỹ phát triển vũ khí tương tự Iron Dome, truyền Mỹ đã thừa nhận rằng đây có thể là sai lầm. Bởi từ khi đi vào hoạt động và được quảng bá có thể đánh chặn đến trên 90%, Iron Dome vẫn chưa gặt hái được thành công trên thị trường quốc tế.

Vì vậy, việc Mỹ mua vũ và phát triển SkyHunter có theer là sai lầm lớn, đặc biệt là sau màn thể hiện tệ hại khi vũ khí này đối đầu với những cuộc tấn công bằng rocket từ Gaza vừa qua. Thành tích kém cỏi đã được chính Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) thừa nhận.

Hồi đầu tháng 5/2019, hai nhóm vũ trang là Hamas và Jihad đã phóng tổng cộng 690 quả rocket từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Những cuộc tấn công khiến 4 người Israel thiệt mạng và gần 200 người khác bị thương. Trong tổng số 690 quả rocket dội vào Israel, chỉ có 240 quả bị đánh chặn bởi Iron Dome được ghi nhận. Thành tích này đã được mang ra so sánh với hệ thống Pantsir-S1 của Nga tại Hmeymim.

Cụ thể, trong khi vũ khí Nga đã đánh chặn thành công gần như 100% đạn phản lực và rocket tấn công vào Hmeymim thì Iron Dome chỉ chặn được 240 quả trong tổng số gần 700 quả đạn từ Gaza. Với thành tích này, nếu Mỹ dùng Iron Dome để phòng thủ thực tế, rất có thể Mỹ sẽ lĩnh hậu quả nặng nề.

Còn nếu mua Iron Dome với mục đích giúp Israel kích thích bán hàng điều này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi từ khi chính thức đưa vào trang bị tại Israel gần 10 năm qua, dù Iron Dome đã dành được sự quan tâm của nhiều khách hàng nhưng chưa có bất kỳ bản hợp đồng chính thức nào được ghi nhận.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tuong-my-khong-con-lua-chon-nao-khac-khi-dung-iron-dome-3389688/