Tương lai khó tươi sáng?

Đến năm 2050, dân số châu Phi sẽ tăng lên tới 2,5 tỉ người. Trong khi đó, khả năng sản xuất điện thấp hơn so với tốc độ tăng dân số. Do đó, có thể có 645 triệu người không thể tiếp cận điện, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Điện được sản xuất từ năng lượng mặt trời (quang điện) sẽ là giải pháp đầy hứa hẹn. Đầu tiên phải kể đến tính cạnh tranh, tiếp đến là cơ chế vận hành đơn giản và có thể xây dựng nhanh chóng.

Năng lượng mặt trời ở Châu Phi

Năng lượng mặt trời ở Châu Phi

Các vùng ở châu Phi thường có thời lượng mặt trời chiếu sáng rất cao. Vì thế, quang điện có khả năng thích ứng mọi thứ, từ bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (solar kit) trang bị trong gia đình cho đến các cánh đồng quang điện có thể nuôi sống toàn thành phố.

Ngoài ra, quang điện có thể hoạt động ngoài mạng lưới, nên có thể cung cấp điện tức thời cho các hộ dân nông thôn mà không phải chờ việc triển khai mạng lưới phân phối và truyền tải điện tốn kém.

Nhu cầu điện tăng mạnh tại các thành phố, nơi có mật độ dân số cao và có mức tiêu thụ điện bình quân đầu người lớn, nên các bộ solar kit không đủ đáp ứng điện tiêu dùng.

Do đó, các nhà máy quang điện có công suất lớn hơn và được kết nối thành mạng lưới là rất cần thiết. Nhưng đến nay, chỉ một lượng nhỏ các dự án như thế đang được triển khai ở châu Phi. Có một số lý do khiến các dự án quang điện ở châu Phi thường gặp thất bại:

Các công cụ tài chính và phòng ngừa rủi ro hiện tại chưa đáp ứng các tính chất lạm dụng vốn và quy mô nhỏ của các nhà máy quang điện. Phần lớn chi phí thường tập trung vào khoản đầu tư ban đầu, sau đó giảm dần qua từng thập niên. Do đó, các dự án quang điện cần có tầm nhìn dài hạn dựa trên những lợi tức của nó để được tài trợ. Ở châu Phi, cũng như các nơi khác, các công ty muốn đầu tư vào các nhà máy quang điện cần có những điều khoản bảo đảm và các công cụ tài chính cụ thể. Tuy nhiên, các biện pháp hiện thời có chi phí và độ phức tạp cao, không tương ứng với các nhà máy quang điện, nhất là nhà máy có quy mô nhỏ.

Việc trông chờ vào các cuộc đấu thầu một cách máy móc để lựa chọn các dự án quang điện đã dẫn đến một số vấn đề quan ngại. Một mặt, các thủ tục rườm rà, không tương ứng với phần lớn quy mô dự án khiến thời gian kéo dài, tốn kém. Mặt khác, trước việc đề ra giá cả ban đầu thấp cho các tấm pin mặt trời và áp lực cạnh tranh, các nhà đầu tư buộc phải hạ giá thành. Vì thế, một số dự án quang điện sau khi đấu thầu thành công vẫn không có tương lai tươi sáng.

Chính sách hỗ trợ không hiệu quả của Nhà nước và ngân hàng cũng gây mất cân bằng cho thị trường. Ý tưởng tài trợ cho các dự án quang điện dẫn đến một số bất cập: Giá tham chiếu rất thấp khiến nhiều dự án không thể cạnh tranh nổi, dẫn đến các nhà đầu tư tư nhân không thể bất chấp rủi ro mà tiếp tục đầu tư vào các dự án quang điện mới ở châu Phi.

Nhu cầu cấp thiết trong việc giảm lượng CO2 và cung cấp đủ điện cho 650 triệu dân châu Phi có thể giải quyết nhờ công nghệ khử carbon.

Không thể đơn giản hóa tầm quan trọng của việc cắt giảm lượng khí CO2 toàn cầu. Dù muốn sản xuất ồ ạt quang điện để cung cấp đủ điện cho 2,5 tỉ người châu Phi nhưng cũng nên ưu tiên chính sách chống biến đổi khí hậu như việc Pháp đã giảm được 1,2% lượng CO2, còn Đức là 2,7% trên tổng khí thải CO2 toàn cầu.

Bài toán về nhân khẩu học và khí hậu ở châu Phi là một thách thức lớn trong thế kỷ XXI. Vì thế, các dự án quang điện cần triển khai nhanh chóng, có quy mô rộng, đồng thời điện tạo ra phải không có carbon và có tính tiết kiệm. Do đó, quang điện chính là giải pháp tối ưu để giải quyết các khó khăn tại châu lục này, tuy nhiên, cần lưu ý đến các bất cập đã nêu ở trên để quang điện có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình trên lục địa đen.

Dù muốn sản xuất ồ ạt quang điện để cung cấp đủ điện cho 2,5 tỉ người châu Phi nhưng cũng nên ưu tiên chính sách chống biến đổi khí hậu như việc Pháp đã giảm được 1,2% lượng CO2, còn Đức là 2,7%, trên tổng khí thải CO2 toàn cầu.

S.Phương

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/tuong-lai-kho-tuoi-sang-538652.html