Tướng Ivanshov: Nga nên bố trí tên lửa tại Nicaragoa

Xin giới thiệu bài viết của tờ Svobodnaia Pressa về sự kiện đội bay tầm xa của Không quân Nga đến Venezuela.

Nhân có thông tin về việc 2 máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 của Nga cùng với máy bay vận tải An-124 đã tới Venezuela ngay sau chuyến thăm Nga của Tổng thống Venezuela Nikolas Manduro (5/12/2018), chúng tôi xin tổng hợp một số ý kiến của tướng lĩnh, sỹ quan Nga về chủ đề này qua các bài trả lời phỏng vấn báo “Svobodnaia Pressa”-SP) trong các ngày 10 và 11/12/2018 để bạn đọc tham khảo.

Các ảnh là của “SP”. Ảnh các tác giả là của người dịch.

Trên ảnh: Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 (Ảnh: Zuma/ ТАSS)

I. Trước hết, xin tóm tắt lại diễn biến một số diễn biến liên quan:

- Ngày 10/12/2018, Nga đã điều 2 máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 đến Venezuela. Cùng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Maiquetía Venezuela với Tu-2 chiếc Tu-160 nói trên còn có 1 máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124 và máy bay tầm xa Il-62 của VKS (Bộ đội đường không – vũ trụ Nga). Đón các máy bay Nga tại sân bay có Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopes và các quan chức Đại sứ quán Nga.

- Tuyến bay của các máy bay Nga–Đại Tây Dương, Biển Baren, Biển Na Uy, Biển Caribe- cự ly bay hơn 10.000 km. Khi bay trên Biển Na Uy, các máy bay Nga “đã được” các máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Na Uy “hộ tống”.

- Ngay sau khi Tu-160 hạ cánh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bình luận trên Twitter như sau: “Chính phủ Nga đã điều các máy bay ném bom của mình bay qua gần nửa thế giới đến Venezuela. Nhân dân Nga và nhân dân Venezuela cần phải hiểu rằng trên thực tế điều đó có nghĩa là: hai chính phủ tham nhũng đang phung phí tiền của của nhà nước và trấn áp tự do- luật pháp trong khi những công dân của họ đang phải chịu nhiều đau khổ”.

- Đáp lại, thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố: “một đất nước có ngân sách quốc phòng lớn đến mức chỉ một nửa trong số đó (ngân sách quốc phòng) cũng đã đủ nuôi một nửa Châu Phi mà lại đưa ra những tuyên bố như trên quả là không thực sự thích hợp .....”

- Sau đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Nikolai Pankov cho biết: “Bằng cách ủng hộ Caracas, chúng ta sẽ có khả năng đáp trả Mỹ trong trường hợp người Mỹ rút ra khỏi INF hoặc trong trường hợp tình hình Donbass nóng lên do có sự xúi bẩy của họ. Tu-160 có thể đóng quân thường xuyên ở Venezuela, (hoặc) chúng ta có thể bố trí căn cứ hải quân Nga tại nước này”.

- Từ năm 2006 đến nay, Nga và Tập đoàn “Rosnheft” của Nga đã cấp cho Venezuela các khoản tín dụng trị giá không ít hơn 17 tỷ đôla. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA tuy vẫn thanh toán dần các khoản nợ nhưng đang gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Theo các chuyên gia Nga, việc tái cơ cấu nợ của Venezuela là không thể tránh khỏi.

II. Ý kiến của các chuyên gia:

Dẫn từ bài báo với tiêu đề: Tu-160 bổ nhào xuống Trump: S-400 bảo vệ “Thiên Nga trắng” (SP, 11/12/2018)

1/ Tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên viên chính Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị MGIMO( Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova):

- Phản ứng gần như tức thời của Mike Pompeo cho thấy rằng việc (Nga) điều Tu-160 đến Venezuela đã khiến người Mỹ chột dạ. Nhưng trước hết tôi muốn nói một điều- phát biểu của Pompeo cho rằng chúng ta đang phung phí tiền của của nhân dân vào các chuyến bay của các máy bay mang tên lửa- đó là một nhân xét rất nực cười.

Nước Mỹ còn chi gấp bội tiền để bố trí lực lượng quân sự Mỹ tại Ba Lan và Rumania, và tại nhiều nơi khác.

Dĩ nhiên, điều Tu-160 đến Venezuela – đó là một hành động phô trương (sức mạnh). Sẽ là rất tốt nếu như các máy bay mang tên lửa của chúng ta có mặt thường xuyên tại Venezuela. Đấy sẽ là một thông điệp gửi tới Mỹ: nếu như NATO vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự dọc biên giới Nga, chúng ta sẽ không ngồi yên.

"SP":Bốtrí Тu-160 tạiVenezuelacó phảilà mộtbiệnpháp đáptrảtrướcquyết địnhrútkhỏiINFcủaMỹkhông?

- Tôi không nghĩ như vậy. Nếu như người Mỹ rút khỏi INF, và bắt đầu triển khai tên lửa tầm trung tại Châu Âu, chúng ta có thể đáp trả bằng cách bố trí các tên lửa đạn đạo tầm trung của mình tại Chukotka (cực Đông Bắc Nga- giáp Alaska của Mỹ-ND).

Từ địa điểm này- từ lãnh thổ của mình- chúng ta có thể thoải mái phóng các tên lủa tầm trung hủy diệt một loạt các bang phía Bắc và phía Đông nước Mỹ như Washington, Montana, Bắc Dakota...

Về chuyện Venezuela, tôi cho rằng nước này cần cho một việc khác- chính đó là tín hiệu cảnh cáo Mỹ rằng (Mỹ) không được phép tăng cường cụm quân Mỹ tại Châu Âu.

Nếu như Manduro không đủ sức thanh toán hết các khoản tín dụng mà Nga đã cấp, và muốn tái cơ cấu nợ- Kremlin cần phải làm được điều mình muốn: bố trí tại nước này một căn cứ không quân, nếu được một căn cứ hải quân thì càng tốt. Lúc đó thì Hải quân chúng ta sẽ có thể có mặt thường xuyên trên Biển Caribe.

Cũng xin nói rõ, Venezuela là địa điểm thuận tiện hơn để bố trí các căn cứ quân sự (Nga) nếu so với Cuba. Dù sao thì Hòn Đảo Tự do (Cuba) cũng nằm ngay dưới mũi nước Mỹ và có thể bị tấn công bằng các tên lửa phóng ngay từ lãnh thổ Mỹ. Còn Venezuela - nước này cách Mỹ 2.000km.

Điều đó có nghĩa là người Mỹ không thể bí mật tập kết lực lượng để bất ngờ tiến hành đòn tấn công – chúng ta sẽ có thời gian để thực hiện các động thái đáp trả cần thiết.

Trên thực tế, cần phải đặt vấn đề với Manduro một cách dứt khoát: nếu ông ấy muốn Nga ủng hộ, hãy dành một phần đất cho căn cứ hải quân Nga, và chúng ta (Nga) sẽ trả tiền thuê nó bằng cách xóa dần nợ cho Venezuela.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tuong-ivanshov-nga-nen-bo-tri-ten-lua-tai-nicaragoa-3370928/