Tuổi nào nên 'thúc' chiều cao cho trẻ?

Nắm bắt giai đoạn vàng để thúc chiều cao, tăng cường dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý... góp phần quyết định 80% số đo hình thể khi trẻ trưởng thành.

 Chiều cao của trẻ liên tục phát triển song có ba giai đoạn có sự vượt bậc là thời kỳ trong bụng mẹ, giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ 3 tuổi và khi bước vào độ tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể có sự phát triển mạnh mẽ về vóc dáng và tâm sinh lý. Đặc biệt, trẻ sẽ tăng vọt về chiều cao lên 8 – 12cm mỗi năm.

Chiều cao của trẻ liên tục phát triển song có ba giai đoạn có sự vượt bậc là thời kỳ trong bụng mẹ, giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ 3 tuổi và khi bước vào độ tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể có sự phát triển mạnh mẽ về vóc dáng và tâm sinh lý. Đặc biệt, trẻ sẽ tăng vọt về chiều cao lên 8 – 12cm mỗi năm.

Sau giai đoạn trên, chiều cao vẫn có sự thay đổi nhưng với tốc độ rất chậm, thậm chí là không phát triển nữa. Chính vì vậy, cần nắm bắt dấu hiệu trẻ tập trung phát triển chiều cao cải thiện giúp bé.

Hay buồn ngủ. Một trong những dấu hiệu cơ thể trẻ tập trung phát triển chiều cao là tình trạng thường xuyên buồn ngủ. Các nhà khoa học giải thích rằng, để phát triển chiều cao, cơ thể cần nhiều hormone sinh trưởng và chúng chủ yếu tiết ra khi cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Chính vì vậy, trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn.

Thường xuyên thèm ăn. Để tập trung phát triển chiều cao, cơ thể có nhu cầu nạp “nguyên liệu”. Bắt nguồn từ nhu cầu này, bé sẽ xuất hiện cảm giác thèm ăn thường xuyên và ăn cũng ngon miệng hơn.

Bị chuột rút khi ngủ. Không phải toàn bộ nhưng một lượng lớn trẻ thường xuyên đối diện với hiện tượng chuột rút khi ngủ. Nhiều người nhầm tưởng hiện tượng này bắt nguồn từ việc thiếu canxi song thực chất không phải. Chuột rút phần lớn bắt nguồn từ việc các cơ không theo kịp sự phát triển của xương gây nên.

Do vậy, ngoài việc bổ sung canxi, cha mẹ nên chú trọng bổ sung thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột và chất béo để hỗ trợ phát triển cơ bắp, cải thiện tình trạng chuột rút.

Đau, tê chân. Nếu tình trạng đau không bắt nguồn từ chấn thương, thấy con có biểu hiện này, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi cơ thể bé đang trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh nhất. Lúc này, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn và tác động mạnh đến các khớp xương. Các khớp xương phát triển dài ra có thể xuất hiện các cơn đau nhẹ, tê buồn ở chân, nhất là vào buổi tối.

Ngủ hay đạp chân. Trẻ em trong giai đoạn phát triển chiều cao thường dễ bị rơi vào trạng thái hoạt động trong giấc mơ nên thường có những hành động vô thức là đạp chân, vung tay.

Để không bỏ lỡ giai đoạn vàng thúc chiều cao cho trẻ, mẹ nên nhắc trẻ tập luyện, chú ý đến dinh dưỡng đa dạng, ưu tiên thịt, rau quả để đảm bảo cung cấp đủ protein, canxi, sắt...

Đặc biệt, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ ngủ sớm. Các nhà khoa học cho biết sau 21h được xem là thời kỳ cao điểm cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng. Trong khi đó, 22h là thời điểm cơ thể tiết hormone tăng trưởng đạt đỉnh nhất.

Ngoài ra, giấc ngủ lúc 5-7h cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ không nên đánh thức con dậy quá sớm bởi thời điểm này cơ thể tiết lượng lớn hormone tăng trưởng, chỉ xếp sau giai đoạn 21-22h. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay thức dậy vào nửa đêm và khó ngủ lại. Nguồn: Zingnews.

Tâm An (Theo Sohu, TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/tuoi-nao-nen-thuc-chieu-cao-cho-tre-1459702.html