Tuổi 30, cuộc đời như 'nước chảy bèo trôi', đây là những 'hành trang' để bứt phá

Công việc nhàm chán, kỹ năng chuyên môn đi vào lối món là lúc một nhân sự cần thay đổi. Nhưng thay đổi ra sao và làm cách nào để thu được các kỹ năng thật hữu dụng?

Một ngày đẹp trời ở tuổi 30, Ngọc thức giấc, nhưng không có chút động lực nào để hoàn thành chặng đường dài 3 km tới công ty. Trong mắt bố mẹ, cô đang là một đứa con đã ổn định – công việc nhẹ, lương cao, công ty danh tiếng. Nhưng Ngọc không nghĩ vậy, tại công ty của cô mọi người thường đấu đá, tranh giành nhau chỉ vì chút quyền lợi cá nhân, kỹ năng chuyên môn thì ngày một “phai nhạt”. Ngoài 8 tiếng “trống rỗng” trên văn phòng, cô tìm mọi hoạt động để lấp đầy một ngày. Trong những buổi cà phê, gặp gỡ cô cũng không thể chia sẻ kiến thức ngoài những mẩu tin “hot”, hay một vài địa chỉ ăn uống, mua sắm trong nội thành. Từ bên trong, cô biết mình cần thay đổi nhưng lại e sợ không bắt kịp nổi môi trường kỹ năng bên ngoài.

Mẩu chuyện trên là dựa trên một câu chuyện có thật, được Doanh Nhân ghi chép lại. Có thể coi, lứa tuổi 27-35 là “bản lề” trong sự nghiệp, nhưng có không ít người trải qua 7-10 năm “kinh nghiệm” mà không hề tính toán đến “biến số”: Sự thay đổi. Đến khi rơi vào tình trạng thật sự “cạn kiệt” động lực làm việc hay hoàn cảnh tổ chức thay đổi thì cuống cuồng tìm cách để chuyển mình thích ứng. Vậy một nhân sự sẽ cần chuẩn bị những gì ở kỷ nguyên công nghệ như hiện nay?

Tìm kiếm đam mê

Cần xác định đam mê của bản thân, ở tuổi 30 không con nhiều thời gian để đi theo một sự nghiệp mà không phải đam mê. Dave Isay, người chiến thắng chương trình TED Prize 2015 với bài thuyết trình “Đi tìm niềm đam mê” từng chia sẻ: “Những người đã tìm được đam mê, trước đó họ đã phải đưa ra những quyết định khó khăn và cả những sự hy sinh để làm công việc ‘định mệnh’ sinh ra để dành cho họ”. Có thể chỉ ra nhanh chóng các ví dụ, như Wendell Scott, người đã trở thành tay đua NASCAR Mỹ gốc Phi đầu tiên vào năm 1952, lái xe bất chấp đe dọa đối với cuộc sống của mình, chiếc xe Scott sử dụng được lắp từ những mảnh phụ tùng và các bộ phận mà các đội tài trợ bỏ đi. Ông thi đấu trong suốt những năm 1960, thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ diễn ra gay gắt. Một công việc có sự chấp nhận rủi ro và sự chăm chỉ không ngừng nghỉ mới là một công việc xứng đáng để sống một cuộc sống trọn vẹn.

Sếp tốt

Đúng nghề, đúng việc mà chưa đúng sếp, thì vẫn là một thách thức. Thành công của mỗi người không chỉ dựa vào năng lực bản thân mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khách quan khác. Tất nhiên một nhân sự tuổi 30 không thể quay lại lựa chọn một người sếp đầu tiên thật kỹ càng như tuổi 20 được nữa. Chìa khóa lúc này là mạng lưới quan hệ, và kỹ năng networking. Qua bạn bè, qua việc chia sẻ bạn sẽ biết được trong ngành của mình vị lãnh đạo nào bạn có thể gửi gắm. Một vị sếp tốt sẽ hỗ trợ, ghi nhận và mở lối cho bạn trong sự nghiệp lâu dài.

Học, học nữa, học mãi

Học tập là yếu tố then chốt để tiếp cận và vượt qua những biến chuyển (chủ quan và khách quan), tuy nhiên học sao cho “ấm thân”, cho hữu dụng, dễ dàng tiếp nhận thêm các kiến thức về sau mới là điều khó. Tự hoàn thiện bản thân là một quá trình tốn rất nhiều thời gian và nó cũng dễ khiến cho người ta cảm thấy chán nản, nhụt chí. Các nhân sự có thể cân nhắc gợi ý sau đây:

Tăng năng suất với các phương pháp quản trị thời gian như: Pomodoro, 40/30/20/10…
Lưu lại kiến thức bằng cách ghi chép
Học hỏi từ bạn bè, hoặc qua những ghi nhận, đóng góp của khách hàng, đối tác…
Ứng dụng vào thực tế, và thường xuyên ôn lại

Fail fast, fail cheap

Công việc ổn định và mức lương tốt từng là mục tiêu hàng đầu khi ra trường là áp lực đè nặng lên một người muốn thay đổi. Tâm lý cầu an từ các bậc phụ huynh chỉ mong sao con em mình học ra trường có được tấm bằng, rồi có một công việc ổn định trong một cơ quan, tổ chức nào đó, sự an toàn lâu dần tạo ra sức ì vô hình. Một “hành trang” nữa là sự chấp nhận thất bại. Điều này đặc biệt cần với những người chuẩn bị khởi nghiệp. Rất nhiều nhân sự sau khi đạt một số thành tựu, hoặc cảm thấy đủ kỹ năng chuyên môn và nghĩ mình đã biết đủ. Nhưng thực tế còn rất nhiều vấn đề mà một nhà quản lý tổng thể phải giải quyết so với một người làm chuyên môn thuần túy. Điều này dẫn đế những khó khăn và thất bại của người khởi nghiệp. Tuy vậy, thất bại buộc người ta phải có sự cởi mở, linh hoạt trong tư duy, loại bỏ đi những gì bất khả thi, không phù hợp với thực tiễn, theo cách nhanh chóng và ít thiệt hại nhất – hay còn gọi là “fail fast, fail cheap”, thất bại sao cho nhanh nhất và rẻ nhất.

Vào ngày 1/12, sự kiện: “Cơ hội và Thay đổi tuổi 30” do Tạp chí Doanh Nhân đồng hành cùng 2 nhà tài trợ là đại Học Andrews – Hoa Kỳ và thương hiệu thiết kế nội thất Handyman sẽ là cơ hội cung cấp những kỹ năng cần thiết cho những nhân sự ở ngưỡng tuổi từ 27 – 35 tự khám phá, định hướng phát triển bản thân. “Cơ hội và Thay đổi tuổi 30” sẽ mang tới những chia sẻ của nhiều diễn giả uy tín, là các nhà quản trị doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn, đào tạo như: ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Software, ông Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn Đào tạo Nhân Việt, ông Phan Hữu Lộc – Tổng Giám đốc VMP Global Traning, ông Nguyễn Khắc Long – Giám đốc Học viện The OlymWorld Academy, ông Phan Huy Nam – Giám đốc CTCP Giá trị Cộng đồng SSKPI, ông Đỗ Mạnh Hà – thành viên HĐQT Crestcom Global, bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Tổng Giám đốc của Công ty Liên Doanh Vinastone.

THÔNG TIN SỰ KIỆN

Đăng ký mua vé tại: bit.ly/chance30

Thời gian: 8:30-11:45, Thứ 7, ngày 01/12/2018.

Địa điểm: Giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Hotline: 0942260705 (Ms. Hiền); 0394235698 (Ms. Nga)

– Email: doanhnhanseminar@gmail.com

Nguyễn Việt Dũng

Nguồn Doanh Nhân Online: https://doanhnhanonline.com.vn/tuoi-30-cuoc-doi-nhu-nuoc-chay-beo-troi-day-la-nhung-hanh-trang-de-but-pha/