Từng sở hữu T-62 Liên Xô trong quá khứ, Trung Quốc đã làm gì?

Sau khi thu giữ được một chiếc T-62 Liên Xô, Trung Quốc đã sản xuất số lượng nhỏ mẫu xe tăng mới được định danh là Type 69-I cơ bản sao chép hầu hết công nghệ mới trên T-62.

Xe tăng Type 69 do viện nghiên cứu số 60 phát triển giai đoạn 1963-1974 cho Quân đội Trung Quốc. Ban đầu mẫu tăng được "tự hào" là do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn không phụ thuộc Liên Xô như Type 59 (sao chép T-54) thực ra chỉ là cải tiến nhỏ trên cơ sở T-54A, hầu như không có bước đột phá nào. Chính vì vậy, nguyên mẫu Type 69 ra đời giai đoạn những năm 1960 đã không bao giờ được chấp thuận trang bị.

Xe tăng Type 69 do viện nghiên cứu số 60 phát triển giai đoạn 1963-1974 cho Quân đội Trung Quốc. Ban đầu mẫu tăng được "tự hào" là do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn không phụ thuộc Liên Xô như Type 59 (sao chép T-54) thực ra chỉ là cải tiến nhỏ trên cơ sở T-54A, hầu như không có bước đột phá nào. Chính vì vậy, nguyên mẫu Type 69 ra đời giai đoạn những năm 1960 đã không bao giờ được chấp thuận trang bị.

Và rồi cơ may đã tới với Trung Quốc, năm 1969 sau cuộc xung đột biên giới với Liên Xô, Trung Quốc đã "bắt sống" một chiếc xe tăng T-62 thuộc hàng hiện đại nhất của Liên Xô thời bấy giờ. Trên cơ sở T-62, Trung Quốc bắt tay phát triển Type 69 kiểu mới hiện đại hơn. Rõ ràng, dù muốn dù không, Trung Quốc nếu không có công nghệ Liên Xô thì không thể tạo ra những vũ khí mạnh mẽ. Ảnh: Xe tăng T-62 bị Trung Quốc thu giữ năm 1969.

Không bao lâu sau khi thu giữ T-62, Trung Quốc đã sản xuất số lượng nhỏ mẫu xe tăng mới được định danh là Type 69-I cơ bản sao chép hầu hết công nghệ mới trên T-62 như đèn pha hồng ngoại Luna, cải tiến hệ thống chống NBC, trang bị pháo nòng trơn 115mm.

Tuy nhiên, phiên bản đi vào sản xuất hàng loạt mãi tới năm 1982 mới có thể ra mắt, chúng được định danh là Type 69-IIA. Phiên bản này trang bị nòng pháo rãnh xoắn 100mm thay vì cỡ nòng 115mm hơi lạ, hệ thống điều khiển hỏa lực mới (bộ ổn định hai trục TFSC; kính ngắm pháo thủ Type 70; đo xa laser TCRLA; máy tính đường đạn BCLA).

Xe tăng Type 69 có trọng lượng 36,7 tấn, dài 6,24m, rộng 3,3m, cao 2,8m, bọc giáp dày nhất 203mm (tháp pháo).

Trên cơ sở Type 69-IIA, Trung quốc phát triển biến thể Type 69-QM xuất khẩu cho Quân đội Iraq với pháo rãnh xoắn 100mm, bổ sung thêm các tấm glacis quanh tháp pháo. Ngoài ra, Trung Quốc còn sản xuất thêm Type 69-QM1 dùng nòng 105mm với laser đo xa và Type 69-QM2 dùng nòng 125mm L80.

Năm 1984, Trung Quốc đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu Type 79 (ban đầu gọi là Type 69-III) tích hợp nhiều công nghệ phương Tây ví dụ như nòng pháo 105mm (copy mẫu L7 của Anh), hệ thống điều khiển hỏa lực British Marconi, động cơ diesel 730 mã lực. Thời kỳ này, quan hệ Trung - phương Tây rất nồng ấm cùng với một mục đích đối phó Liên Xô, cho nên không lạ khi Trung Quốc sở hữu vô số công nghệ mới.

Dựa trên cơ sở Type 79, Trung Quốc phát triển biến thể Type 69-IIG xuất khẩu cho Bangladesh. Nó được trang bị pháo nòng trơn 105mm Type 83A kết hợp hệ thống nạp đạn bán tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, giáp bảo vệ phản ứng nổ ERA thế hệ 3, động cơ diesel 850 mã lực.

Trong lịch sử phục vụ, xe tăng Type 69 Trung Quốc đã xuất hiện trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Ảnh: Một chiếc Type 69 bị quân Mỹ thu giữ.

Hầu như không ghi nhận bất kỳ một chiến thắng nào của xe tăng Type 69 trên chiến trường Iraq. Ảnh: Xe tăng Type 69 bốc cháy trên đường cao tốc 27, năm 2003.

Thời điểm này, bộ giáp trên Type 69 đã quá mỏng manh trước vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ, hỏa lực cũng yếu kém hơn so với tăng Abram và hơn hết là sự chiến đấu kém cỏi của Quân đội Iraq đã khiến cho Type 69 thảm bại.

Video Xe tăng T-62 & T-90S ở Lữ đoàn 201 - Nguồn: QPVN

Anh Tú (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tung-so-huu-t-62-lien-xo-trong-qua-khu-trung-quoc-da-lam-gi-1434215.html