Từng bước xây dựng dịch vụ hành chính công phục vụ người dân

Ngay sau khi Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính có hiệu lực, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 6-9-2018 về triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời đã kiện toàn về cơ cấu tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, 9 Trung tâm Hành chính công cấp huyện và 152 Bộ phận một cửa hiện đại cấp xã phù hợp tình hình thực tế tại địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã có trang thông tin điện tử. Việc ứng dụng CNTT tại các Trung tâm Hành chính công từ tỉnh đến huyện đã dần đi vào ổn định góp phần tạo lập môi trường làm việc thuận tiện, văn minh, hiện đại. Toàn tỉnh hiện nay có 77 ứng dụng CNTT chuyên ngành, trong đó ứng dụng do Bộ chuyên ngành xây dựng là 33, ứng dụng do tỉnh xây dựng là 44.

Cổng thông tin điện tử tỉnh có 2.050/2.425 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Trung tâm PVHCC tỉnh và các Trung tâm HCC cấp huyện huyện và Bộ phận TN&TKQ cấp xã. Đồng thời, công bố 1.135 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích.

Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 100% các thủ tục hành chính liên thông giải quyết qua các cấp có thẩm quyền. Việc giải quyết theo mô hình này đã đi vào nề nếp, tập trung vào các tất cả các lĩnh vực và được giám sát, theo dõi chặt chẽ thông qua các Trung tâm Hành chính công

Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 100% các thủ tục hành chính liên thông giải quyết qua các cấp có thẩm quyền. Việc giải quyết theo mô hình này đã đi vào nề nếp, tập trung vào các tất cả các lĩnh vực và được giám sát, theo dõi chặt chẽ thông qua các Trung tâm Hành chính công

Về cơ bản, việc thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 100%. Số lượng cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế một cửa là 187 đơn vị, bao gồm: 20 sở, ban, ngành; 06 cơ quan trung ương, 09 đơn vị cấp huyện và 152 đơn vị cấp xã.

Hiện nay, tỉnh có 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 09 Trung tâm Hành chính công cấp huyện và 152 Bộ phận một cửa hiện đại cấp xã đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện để phục vụ tiếp nhận, trả kết quả. Trang thiết bị phục vụ cho công chức làm việc tại bộ phận này về cơ bản đáp ứng yêu cầu chung theo quy định, hầu hết Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của tất cả các cơ quan, đơn vị đều bố trí đầy đủ các thiết bị: máy vi tính, máy photocopy, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi chờ, bàn, quạt máy, nước uống… và các thiết bị khác đáp ứng nhu cầu làm việc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị được thực hiện 100%.

Công tác tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm và đi vào nề nếp, chất lượng và hiệu quả công việc ngày một rõ nét hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; việc công khai và tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đang ngày một tốt hơn; số trường hợp giải quyết sai, trễ hẹn ngày càng giảm, rút ngắn thời gian nhận và trả hồ sơ, giảm chi phí và phiền hà cho công dân và tổ chức.

Tất cả các TTHC được các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức niêm yết đầy đủ tại trụ sở cơ quan và công khai trên Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính quốc gia và của tỉnh tại (http://tthc.thuathienhue.gov.vn), việc công bố danh mục được gắn liền với ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo tiếu chuẩn ISO 9001:2015; sau khi ban hành, đảm bảo 100% quy trình được cập nhật vào Cổng dịch vụ công của tỉnh kết hợp với việc niêm yết, công khai tại Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc niêm yết, công khai đầy đủ các TTHC đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc tra cứu, tìm hiểu khi có nhu cầu thực hiện TTHC.

Đối với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 100% các thủ tục hành chính liên thông giải quyết qua các cấp có thẩm quyền. Việc giải quyết theo mô hình này đã đi vào nề nếp, tập trung vào các tất cả các lĩnh vực và được giám sát, theo dõi chặt chẽ thông qua các Trung tâm Hành chính công.

Từ 1-1-2019 đến 25-11-2019, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 351.435 hồ sơ, trong đó 295.449 hồ sơ xử lý đúng và trước hạn (84,07%), 25.215 hồ sơ trễ hạn (7,17%), đã khắc phục được tình trạng tồn đọng công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức và tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Các hồ sơ, thủ tục đã được các cơ quan đơn vị quan tâm chỉ đạo, giải quyết đúng hạn, số hồ sơ còn lại do chưa đến hẹn hoặc do tính chất phức tạp của hồ sơ thuộc lĩnh vực tư pháp, đất đai, cần phải xác minh thêm nên kéo dài thời gian quyết.

Các Trung tâm Hành chính công, Bộ phận một cửa hiện đại cấp xã đã được trang bị camera quan sát tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm minh bạch, công khai các hoạt động tại bộ phận này, từ đó các kỹ năng giao tiếp hành chính, xử lý tình huống trong công việc được cải thiện, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân được nâng lên. Các Trung tâm, đơn vị đã tiến hành dỡ bỏ toàn bộ các tấm kính ngăn cách giữa công dân với cán bộ một cửa để tạo sự thân thiện, gần gũi; phối hợp với Bưu điện triển khai dịch vụ bưu chính công ích tại tất cả các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được trong việc triển khai, thực hiện, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số, hạn chế vướng mắc cần phải khắc phục, cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công hướng đến phục vụ công dân, tổ chức: Mối quan hệ trong giải quyết TTHC còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự ràng buộc cụ thể; liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong phối hợp giải quyết TTHC còn hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Nhất là các TTHC liên thông từ tỉnh gửi các cơ quan trung ương thì hồ sơ điện tử chưa liên kết được và việc gia hạn, hẹn trả công dân, tổ chức thông thường không xác định được thời gian. Ngoài ra có một số TTHC do bộ, ngành quy định không có thời gian thực hiện, dẫn đến việc xây dựng quy trình để áp dụng không thực hiện được.

Do thiếu sự đồng bộ trong các văn bản chỉ đạo thực hiện CCHC nói chung và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông nói riêng, việc áp dụng theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP chưa đồng bộ và sát đúng thực tế. Một số trường hợp chưa hướng dẫn cụ thể và rõ ràng như cơ quan giải quyết xác minh hồ sơ với công dân, tổ chức, công dân, tổ chức có nhu cầu rút lại hồ sơ, ... là một khó khăn lớn cho công chức làm việc tại bộ phận này trong các tình huống này.

Kinh phí đầu tư cho công tác CCHC còn hạn chế, địa phương chưa nhận được sự hỗ trợ của Trung ương trong công tác triển khai thực hiện CCHC, đặc biệt là việc triển khai cơ chế một cửa hiện đại.

Xuân Thanh

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/tung-buoc-xay-dung-dich-vu-hanh-chinh-cong-phuc-vu-nguoi-dan-175802.html