Tục lệ cúng rằm tháng 7 của các nước như thế nào?

Vào ngày Rằm tháng 7 có hai lễ lớn là lễ Vu lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Đây là một lễ quan trọng trong phong tục của nhiều nước ở khu vực Đông Á. Vậy Rằm tháng 7 của các nước như thế nào?

Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, những quốc gia theo đạo Phật như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản,… đều tổ chức những nghi lễ khác biệt theo phong tục của các dân tộc.

Trung Quốc

Trong quan niệm, phong tục của người Trung Quốc, Rằm tháng 7 còn được gọi là Tết Trung nguyên. Theo quan niệm, vào ngày Tết Trung nguyên là ngày quan dưới đất xá tội. Vì vậy, vào ngày này người dân Trung quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn, đốt vàng mã để dâng cúng tổ tiên.

Ở Trung Quốc Rằm tháng 7 âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Zing

Đồng thời, họ cũng tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo. Họ mang niềm tin rằng những việc làm của họ sẽ giúp đỡ cho các cô hồn khỏi cảnh đói ăn đói mặc nên họ sẽ không bị quấy rầy nơi trần thế.

Lễ Tết này được kéo dài từ đầu tháng 7 âm lịch cho đến hết ngày 30.7 âm lịch.

Ở chùa, các khóa lễ được tổ chức suốt ngày đêm để cầu nguyện cho các vong hồn đang bị đói khát, giày vò nơi địa ngục. Người dân Trung Quốc cũng thả đèn hoa đăng với nghĩ nghĩa rằng đèn sẽ soi sang đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hướng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được siêu thoát và đầu thai.

Singapore

Phong tục cúng Rằm tháng 7 ở Singapore được giữ gìn bởi cộng đồng người Hoa sống tại đây. Với họ, niềm tin vào cõi siêu nhiên vẫn còn tồn tại và trở nên mãnh liệt hơn rất nhiều khi bước vào tháng 7 âm lịch. Cũng giống như văn hóa của người Đông Á, vào tháng 7 âm lịch, họ đi chùa nhiều hơn, tổ chức các lễ cúng bái và làm nhiều việc thiện. Không những thế, họ còn có nhiều điều kiêng kỵ vào tháng 7 cô hồn này như: không huýt sáo, chụp ảnh, hoặc đi ngoài đường ban đêm...

Vào Rằm tháng 7, người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Từ cách vị thần cháy họ tương đoán vận mệnh tương lai của mình.

Nhật Bản

Vào tháng 7 âm lịch (thường rơi vào tháng 8 dương lịch), những người dân Nhật bản lại tổ chức lễ hội Obon còn được gọi là hội Bon (tức là ngày của người Chết).

Theo truyền thống của người Nhật, vào ngày này những người dân nơi đây sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc và ra đường để tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.

Những chiếc thuyền giấy được thả trên sông để đưa tiễn các linh hồn về với thế giới của họ. Ảnh: Trí thức trẻ.

Một điểm đặc biệt của lễ hội Obon ở Nhật Bản là lễ dâng lửa để soi đường để đưa tiễn các linh hồn về với thế giới của họ. Theo đó, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Tokyo trong khoảng 1 giờ. Sau đó, người dân sẽ thả thuyền giấy trên sông (gần giống với thả đèn hoa đăng ở Việt Nam).

Và khi các ngọn lửa đó cháy hết, người dân đều thể hiện vũ điệu truyền thống Bon - Odori thể hiến sự hiếu thảo của mỗi người con đối với đấng sinh thành.

Hàn Quốc

Phong tục Rằm tháng 7 của người Hàn Quốc còn được gọi là Bách Trung hay Bách Chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc. Bởi vì đây khoảng thời gian này là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày này là Lễ Trung Nguyên hoặc Vu Lan Bồn như người Hoa.

Lễ Vu lan của người Hàn quốc. Ảnh I.T

Tùy theo từng vùng miền mà đất nước Hàn Quốc có phong tục về Rằm tháng 7 khác nhau. Chẳng hạn như ở vùng nông thôn thời gian này mọi công việc đồng áng đã hoàn thiện và người dân có thể nghỉ ngơi chờ đến mùa lứa chín nên không cần sử dụng đến liềm nữa. Vì vậy, ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là "Ngày rửa liềm".

Còn trước đó, đây là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi là "Ngày sinh nhật của kẻ ở người ăn".

Hay như ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng. Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng.

Malaysia

Phong tục của người dân Malaysia trong tháng 7 âm lịch gần giống với người Trung Quốc như thả đèn, đốt vàng mã...

Lễ Rằm tháng 7 của người Malaysia gần giống với lễ Rằm tháng 7 của người Trung Quốc. Ảnh: I.T

Những người theo đạo Phật đến các ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của vị thần cai quản địa ngục Tai Su Yeah những ngày cuối của lễ hội.

Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu ở Việt Nam được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên - là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh.

Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được.

Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ.

Clip: Nguồn gốc ngày Rằm tháng Bảy. Nguồn: Youtube

Hoàng Mai (tổng hợp)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/ban-doc/tuc-le-cung-ram-thang-7-cua-cac-nuoc-nhu-the-nao-904693.html