Từ vụ thí sinh Hoa hậu bị tràn dịch khớp gối khi luyện tập, chuyên gia chỉ rõ 5 món tuyệt đối không ăn để nhanh khỏi bệnh

Để có được vóc dáng như ngày hôm nay, Chayxamlet tiết lộ cô đã phải chạy bộ liên tục 13km/ngày không ngơi nghỉ, dẫn tới việc bị tràn dịch khớp gối rất nghiêm trọng.

Với ngoại hình khá nổi bật và ấn tượng trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, nhưng ít ai biết rằng, để có được sự đánh giá cao như vậy, thí sinh Chayxamlet Vatsana (20 tuổi, có bố người Lào, mẹ người Việt) đã phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí trải qua không ít đau đớn.

Chayxamlet Vatsana, thí sinh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020. Ảnh: PL&BĐ

Chayxamlet Vatsana, thí sinh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020. Ảnh: PL&BĐ

Theo tiết lộ của Chayxamlet, để cải thiện vóc dáng và chuẩn bị cho cuộc thi lần này, cô đã từng chạy bộ liên tục 13km/ngày không ngơi nghỉ, dẫn tới việc bị tràn dịch khớp gối rất nghiêm trọng. Hậu quả là Chayxamlet phải dành 3 tháng để hồi phục và tĩnh dưỡng tại nhà.

Mặc dù bị chấn thương do chạy bộ nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, Chayxamlet Vatsana đã rất thông minh khi lựa chọn phương pháp này để luyện tập. Bởi khoa học đã chứng minh, chạy bộ là một hoạt động thể chất phổ biến giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, trầm cảm và lo lắng…

Nguyên nhân của bệnh tràn dịch khớp gối

Theo các chuyên gia, trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định với tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi khớp gặp vấn đề bất thường, chất dịch tăng đột biến, làm thay đổi tính chất hoạt động của khớp đầu gối.

Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Bởi vậy, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính gây bệnh

Chơi thể thao: Những người tham gia các môn thể thao liên quan đến việc vặn đầu gối, chẳng hạn như bóng rổ, có nhiều khả năng gặp phải các loại chấn thương đầu gối gây ra tràn dịch khớp gối.

Béo phì: Trọng lượng dư thừa gây thêm căng thẳng cho khớp gối, góp phần làm quá tải mô, khớp và thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến sưng đầu gối. Béo phì làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, một trong những nguyên nhân thường xuyên hơn của sưng đầu gối.

Tuổi tác: Khả năng phát triển đầu gối sưng liên quan đến viêm khớp tăng lên khi tuổi cao.

Bị tràn dịch khớp gối nên kiêng ăn gì?

Việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp chúng ta cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại sẽ khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, người bị tràn dịch khớp khối cần hạn chế ăn những thực phẩm sau:

- Đồ cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… cùng những thực phẩm cay nóng làm gia tăng tình trạng sưng nóng, viêm nhiễm.

- Đồ nếp: Bánh, ngô, xôi, cơm nếp… kích thích hiện tượng sưng viêm tại khớp.

- Thực phẩm gây nhiệt: Măng, thịt bò, cá mòi, cá chép, da gà… là những thực phẩm khiến sinh nhiệt khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối thêm trầm trọng.

- Thực phẩm làm tăng lipid: Nội tạng động vật, dăm bông, xúc xích, mỡ động vật… có thể gây bất lợi cho quá trình làm lành tổn thương.

- Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê… chứa nhiều chất kích thích quá trình sản sinh dịch khớp gối.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/tu-vu-thi-sinh-hoa-hau-bi-tran-dich-khop-goi-khi-luyen-tap-chuyen-gia-chi-ro-5-mon-tuyet-doi-khong-an-de-nhanh-khoi-benh-20200814153935605.htm