Từ vụ bé 1 tháng tuổi bị bạo hành, đây là 13 kinh nghiệm tìm người trông trẻ mẹ rất cần biết

Những kinh nghiệm thuê người giúp việc nhà, trông trẻ, chăm bé an toàn cho cha mẹ.

Vào 5h30 chiều ngày 22/11, cộng động mạng xã hội xôn xao, phẫn nộ trước vụ việc bé gái 1 tuổi ở Hà Nam bị người giúp việc bạo hành dã man. Tội ác phơi bày chỉ khi mẹ em bé nhìn thấy dấu hiệu khác lạ trên cơ thể con gái và đặt máy quay camera theo dõi.

Hiện Cơ quan Công an TP Phủ Lý đã tiến hành lập hồ sơ để điều tra, làm rõ sự việc và bé gái cũng đã được đưa đi khám sức khỏe. Không biết cha mẹ của em bé khi chứng kiến tận mắt hành động vô nhân tính của người bảo mẫu sẽ bàng hoàng tới đâu, nhưng hầu hết phản ứng của mọi người đều không thể bình tĩnh để xem đến hết đoạn clip.

Chân dung bảo mẫu bạo hành em bé gái. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thương tâm trẻ 1 tháng tuổi bị bạo hành trên cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ đến những bậc cha mẹ cần cẩn trọng, sát sao hơn trong việc tìm kiếm người trông trẻ nhỏ. Đồng thời, những kỹ năng cần thiết để kịp thời phát hiện trẻ có bị bạo hành cũng vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm tìm người trông trẻ nhỏ an toàn

1. Người giúp việc phải thật thà, yêu thương trẻ con. Chẳng hạn như họ biết cách cưng nựng, dỗ dành những cơn quấy khóc của trẻ trong sự bất lực của bố mẹ. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được điều đó trên gương mặt, cách hành động của họ.

2. Ưu tiên người trung tuổi. Tuổi 35-45 thể hiện sự chín chắn, trẻ quá thì không có đủ kinh nghiệm, già quá thì có nhiều yêu cầu và thường tự ái khi bị nhắc nhở.

3. Chọn bảo mẫu thông qua giới thiệu bạn bè, những người quen biết.

4. Không giao phó hoàn toàn con cái hay tất cả mọi công việc trong nhà cho họ. Bởi có những người giúp việc nói một đằng làm một nẻo.

5. Người giúp việc cần khỏe mạnh, không hay ốm vặt, bệnh tật.

6. Nếu cha mẹ có thể thu xếp thời gian thì nên thuê theo giờ. Khi bắt đầu, họ cần được quán triệt ngay về những yêu cầu, giới hạn công việc.

7. kiểm tra kiến thức cơ bản trong cách chăm sóc trẻ nhỏ của người giúp việc như vệ sinh, tắm rửa, xử lý tình huống khẩn cấp (trẻ nôn, sặc, sốt), có nhớ các số điện thoại khẩn cấp không?

8. Không nên tin người tuyệt đối. Cha mẹ nên tạo nhiều kênh tiếp cận như lắp camera tại nơi trẻ hay sinh hoạt như khu vực vui chơi, chỗ ăn, ngủ. Bên cạnh đó, Cha mẹ cũng cần khéo léo thể hiện sự quan tâm qua những lần gọi điện hỏi thăm trong giờ làm việc, tránh tạo cảm giác bị giám sát cho người giúp việc.

9. Nhờ hàng xóm xung quanh để ý những khi trẻ được bế bồng ra ngoài chơi và giới hạn phạm vi họ có thể đi.

Kinh nghiệm quan sát trẻ có những biểu hiện lạ sau khi thuê giúp việc

10. Khi thấy cha mẹ đi làm về, trẻ có quấn quýt không rời, không cần người giúp việc?

11. Trẻ có kém ăn, hoảng sợ, ngủ giật mình hay không?

12. Kiểm tra thường xuyên trên người con có vết tích lạ hay không?

13. Quan sát những biểu hiện của trẻ khi có cả bảo mẫu và cha mẹ ở nhà. Nếu trẻ tỏ ra sợ hãi, muốn nói gì đó thì hãy lắng nghe riêng với con.

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tu-vu-be-1-thang-tuoi-bi-bao-hanh-day-la-13-kinh-nghiem-tim-nguoi-trong-tre-me-rat-can-biet-134397.html