Từ người bán đậu phộng kiếm sống đến tỷ phú giàu nhất châu Á

Cuộc sống khó khăn đã giúp ông Lui Che Woo, 87 tuổi trở thành tỷ phú của châu Á trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh casino, và khách sạn.

Ông Lui Che Woo là người Hong Kong đã tạo ra hàng tỷ USD trong việc xây dựng và phát triển một tập đoàn bất động sản trải dài, casino và khách sạn. Tên của ông được trang trí làm phù hiệu trên các tòa nhà của trường đại học ở Hong Kong. Ngoài ra, ông còn được nữ hoàng Elizabeth vinh danh. Và trong một thời gian sau đó, ông đã trở thành người giàu thứ hai của châu Á.

Trong một trung tâm hội nghị vào sáng 3/10, nhà tài phiệt Hồng Kông 87 tuổi đã kể lại những chuỗi ngày khó khăn mà ông đã gặp phải từ khi còn nhỏ.

Ông đã nêu lên rằng, nền văn minh thế giới, năng lượng tích cực, và sự giáo dục là một trong những bài học kinh nghiệm ông đã trải qua từ thời Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông.

Ông Lui Che Woo đã phải trải qua chuỗi ngày đen tối nhất trước khi trở thành tỷ phú châu Á. Ảnh: Time.com

Ông Lui phản ánh về chuỗi ngày đen tối nhất của ông ở Hồng Kông. Khi ông còn là một cậu bé, ông đã phải chứng kiến cảnh thi thể chất đống trên các đường phố trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông nhìn thấy nhiều người bị "đói cho đến chết” và ông không bao giờ có thể quên được cái ngày ông nhìn thấy hành động người ăn thịt người.

"Tôi được chứng kiến nhiều điều khó khăn mà con người phải đối mặt trong thời gian đó," Ông Lui nói với tạp chí Fortune trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi nhớ tất cả những điều này.

Ông Lui cho hay, ông đã tự hỏi tại sao "người Trung Quốc đã bị ngược đãi bởi người Nhật."

“Họ nói vì người Trung Quốc là người nghèo và thất học", ông Lui nói. "Tôi vẫn nhớ như in câu nói đó trong tim tôi, thậm chí cho đến hôm nay."

Ông Lui đã phải bỏ học vào năm lớp sáu. Là một thiếu niên, ông đã kiếm sống bằng nghề bán đậu phộng trong cuộc khủng hoảng của Hồng Kông.

Ông Lui nói, "trong 44 tháng chiếm đóng của Nhật Bản, chúng tôi không đói. Và trong giai đoạn sau này, thậm chí tôi có thể kiếm được một khoản tiền."

Khi chiến tranh kết thúc, ông Lui cùng người chú của mình thành lập một công ty kinh doanh phụ tùng xe hơi, và ông là người nắm giữ cổ phiếu. Sau đó ông tách ra, mua một công ty khác khi ông khoảng 20 tuổi.

Tại thời điểm khi các thành phố vẫn dựa vào lao động thủ công để san bằng ngọn đồi và khai hoang đất, ông Lui đã mua các xe ủi để giúp các doanh nghiệp phát triển đất đai của Hồng Kông giải quyết vấn đề này. Đế chế của ông Lui dần dần được mở rộng để khởi động các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, phát triển bất động sản, và các ngành công nghiệp khách sạn.

“Các cơ hội tôi nhận thấy đã không bị đánh mất. Tôi đã rất may mắn", ông nói lặp đi lặp lại.

Khoảng 60 năm trước, khi ông bắt đầu kiếm tiền, ông Lui cho biết, “thực tế chỉ có vài cơ hội để mọi người học tập. Tại sao vậy? Bởi không có cơ sở vật chất, không có khuôn viên, không có trường học, không có gì cả ".

Từ suy nghĩ trên, ông đã bắt đầu cung cấp cho các trường học ở Trung Quốc các trang thiết bị, cơ sở vật chất để dạy học. Sau đó, ông trở về quê hương của ông từ hồi 4 tuổi, Giang Môn, để xây dựng một tòa nhà tại Đại học Wuyi của địa phương.

"Tôi tham gia vào các hoạt động từ thiện và trao tiền vào lúc và nơi mà tôi nghĩ là cần thiết và đúng đắn. Đó luôn là ý định của tôi." Ông Lui nói.

Trong khi những tiến bộ trong công nghệ và sự phát triển đạt đến tầm cao mới, những giá trị được "ghi rõ trong nguyên tắc tôn giáo" lại bị lãng quên, ông nói.

"Làm thế nào để không chiến đấu với nhau. Làm thế nào để giúp đỡ lẫn nhau bất cứ khi nào một người ngã xuống, tôi muốn nhắc nhở xã hội hãy làm những điều đơn giản này."

“Tôi không phải là tôn giáo đặc biệt, thay vào đó, tôi lựa chọn áp dụng nguyên tắc cơ bản: "Giúp mọi người, không làm những điều tôi không nên làm, để giúp thế giới này".

"Tôi không muốn chỉ nói mà còn làm những điều tôi thực sự cần phải làm," ông Lui kết luận trong cuộc hội nghị.

Nhung Anh (time.com)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/cuoc-song-kho-khan-cua-nguoi-ban-dau-phong-kiem-song-cho-den-ty-phu-giau-nhat-chau-a-d104954.html